Tình trạng sức khỏe răng miệng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả niềng răng chỉnh nha có tốt như mong muốn hay không. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân khá băn khoăn khi răng bị sâu có niềng được không? Cần phải làm gì để hạn chế sâu răng phát triển nặng trong khi niềng răng để không gây tác động xấu đến quá trình dịch chuyển của các răng.
I. Sâu răng là gì?
Sâu răng là những tổn thương lớn nhỏ trên bề mặt răng. Chúng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng tạo ra axit tấn công vào men răng.
Thật ra, miệng của chúng ta chứa đầy vi khuẩn, một số có ích nhưng một số có thể gây hại. Những vi khuẩn này kết hợp với thức ăn tạo thành một lớp màng mềm, dính bao phủ toàn bộ bề mặt răng, gọi là mảng bám.
Vi khuẩn trong mảng bám sử dụng đường và tinh bột trong thức ăn bạn dùng hằng ngày để tạo ra axit. Các axit ăn mòn khoáng chất men răng hình thành những lỗ sâu lớn nhỏ.
Ngoài việc làm hỏng men răng, mảng bám và cao răng còn có thể gây kích ứng nướu và các bệnh nướu răng.
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh sâu răng
Giai đoạn mới chớm sâu thường không có triệu chứng nào. Khi sâu răng tiến triển chúng có thể xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Đốm đen trên bề mặt răng. Trong một số trường hợp khác sẽ xuất hiện những đốm trắng. Thời gian càng lâu, những đốm sậm màu càng lớn dần tạo thành lỗ hổng trên răng.
- Răng nhạy cảm, ê buốt khi ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh. Hoặc đôi khi không làm gì cả răng vẫn nhói buốt.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu do thức ăn mắc kẹt vào lỗ sâu. Ngoài ra, vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến bạn cảm giác ăn không ngon.
- Xuất hiện những cơn đau nhức thoáng qua hoặc kéo dài do vi khuẩn sâu răng tấn công vào ngà răng và tủy răng.
III. Răng bị sâu có niềng được không?
Niềng răng là một giải pháp được áp dụng hiệu quả trong các trường hợp răng mọc sai lệch như: hô, móm, thưa, hở kẽ, khấp khểnh, sai khớp cắn. Bằng cách dùng các khí cụ chuyên dụng để tạo lực tác động để răng di chuyển dần về đúng vị trí mong muốn.
Thế nhưng, không phải mọi trường hợp đều có thể thực hiện niềng răng được ngay. Điều này khiến cho nhiều người lo lắng về vấn đề răng bị sâu có niềng được không.
Theo lý giải của các chuyên gia, răng bị sâu vẫn có thể niềng răng được tùy vào từng tình trạng cụ thể như thế nào. Việc điều trị sâu răng dứt điểm trước niềng răng là bắt buộc, do nhiều nguyên nhân như:
Răng sâu thường yếu hơn bình thường, mô răng bị hư hỏng. Dưới tác động của lực kéo chỉnh từ khí cụ có thể khiến cho răng bị sứt mẻ, gãy vỡ nhiều hơn nếu răng đã suy yếu quá.
Không chỉ vậy, răng sâu còn gây các cơn đau nhức, ê buốt. Thêm vào đó, nếu chịu thêm cảm giác đau nhức, khó chịu do niềng răng gây ra sẽ khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, không thể ăn uống như bình thường, thậm chí khó ngủ ngon giấc.
Quá trình niềng răng đòi hỏi thời gian kéo dài từ 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn tùy tình tình trạng. Khi răng sâu không được chữa khỏi thì trong thời gian niềng răng vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn khiến cấu trúc răng bị tàn phá nặng nề, nguy cơ gây gãy rụng, mất răng rất nguy hiểm.
Thậm chí viêm nhiễm có thể lan sang các răng khác. Từ đó không chỉ tiến độ chỉnh nha bị trì hoãn mà sức khỏe răng miệng cũng suy giảm đáng kể. Sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để xử lý biến chứng này.
IV. Răng sâu trám có niềng được không?
Composite là vật liệu thường dùng để trám răng, chúng có độ bền chắc rất tốt nên không dễ dàng bị sứt mẻ, bong sút trước lực kéo của khí cụ chỉnh nha.
Mặt khác, bản chất của phương pháp niềng răng là sử dụng lực kéo di chuyển toàn bộ thân răng và chân răng đến vị trí mới chứ không phải là siết lại thân răng nên miếng trám sẽ không phải chịu lực tác động nhiều. Do đó, răng sâu đã trám vẫn có thể tiến hành niềng răng.
V. Điều trị răng sâu trước khi niềng răng
Điều trị răng sâu trước khi niềng răng sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất. Ưu tiên hàng đầu cho việc điều trị bảo tồn, hạn chế tối đa việc xâm lấn, tác động gây tổn thương đến cấu trúc răng.
1. Trường hợp sâu răng nhẹ
Khi sâu răng chỉ mới hình thành, lỗ sâu nhỏ, chưa tác động lên vùng tủy răng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô răng bị sâu, sau đó vệ sinh sạch và dùng vật liệu chuyên dụng là Composite để trám bít lại lỗ sâu để khôi phục hình dáng răng ban đầu.
Sau khi đã hàn trám răng sâu là có thể thực hiện các bước trong quá trình niềng răng cho bệnh nhân.
2. Trường hợp sâu răng nặng
Thông thường, với những trường hợp sâu răng nặng đã dẫn đến viêm tủy thì không thể hàn trám để khắc phục hiệu quả được nữa.
Phương pháp tối ưu là chữa tủy và phục hình lại bằng bọc sứ thẩm mỹ.
Bệnh nhân nên ưu tiên chọn dùng các mão răng sứ toàn sứ cao cấp. Những mão răng này sẽ đảm bảo được tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng, không bị oxi hóa làm đen viền.
Bên cạnh đó, độ bền, khả năng chịu lực của răng toàn sứ cực kỳ cao. Nhờ vào đó sẽ có thể chịu được lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha được tốt hơn. Hạn chế tối đa những sự cố có thể phát sinh trong suốt quá trình niềng răng chỉnh nha.
3. Trường hợp sâu răng nghiêm trọng
Với những trường hợp sâu răng quá nghiêm trọng, mô răng thật còn lại quá ít sẽ rất khó để điều trị bảo tồn cũng như niềng răng được hiệu quả.
Khi đó, việc nhổ răng sâu là khó tránh khỏi. Nhổ răng sâu lúc này sẽ phòng ngừa được nguy cơ viêm nhiễm có thể lây lan làm hư hỏng thêm nhiều răng khỏe mạnh khác.
Sau nhổ răng cần cấy ghép Implant để phục hình răng mất hiệu quả, ngăn chặn tối đa biến chứng tiêu xương hàm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Việc phục hình bằng cấy ghép Implant đòi hỏi phải mất thời gian từ 1 – 3 tháng hoặc lâu hơn tùy từng tình trạng mới hoàn tất. Lúc này bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá và đưa ra phác đồ chỉnh nha sao cho phù hợp.
Cần phải chú ý một điều rằng, những ca niềng răng chỉnh nha có răng bọc sứ cũng như răng Implant đòi hỏi độ phức tạp hơn rất nhiều. Do đó, cần phải được thực hiện đúng chỉ định, đúng kỹ thuật, bác sĩ tay nghề chuẩn xác mới đem lại được kết quả thành công như mong đợi.
VI. Các phương pháp niềng răng hiện nay
Niềng răng được chia thành nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân.
1. Niềng răng mắc cài
Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung gắn cố định lên thân răng, sau đó bác sĩ sẽ điều chỉnh lực kéo phù hợp để răng di chuyển, sắp xếp đều đặn ở đúng vị trí mong muốn, mang lại khớp cắn hoàn hảo với nụ cười tự tin.
Niềng răng mắc cài bao gồm mắc cài kim loại truyền thống, mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi.
Trong đó, mắc cài kim loại tự buộc được đánh giá là vượt trội hơn cả. Với thiết kế nắp trượt hiện đại giúp giữ dây cung trong rãnh mắc cài, hạn chế tối đa lực ma sát lên răng, tạo lực ổn định giúp răng di chuyển liên tục, rút ngắn thời gian niềng răng.
Trường hợp nếu bạn yêu cầu cao về mặt thẩm mỹ trong quá trình niềng, có thể xem xét đến mắc cài sứ. Do vật liệu cấu tạo từ sứ nên màu sắc tương tự như màu răng. Tuy nhiên về độ bền chắc lại không tốt bằng mắc cài kim loại.
2. Niềng răng trong suốt
Đây được xem là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Khay niềng trong suốt được thiết kế riêng dựa trên dấu hàm của từng bệnh nhân nên vừa khít và ôm sát cung răng. Trong suốt quá trình niềng răng, mỗi người sẽ có từ 20 – 48 khay niềng phụ thuộc vào mức độ phức tạp của hàm răng.
Tính thẩm mỹ là ưu điểm vượt trội nhất của niềng răng trong suốt, khay niềng gần như vô hình khiến người đối diện rất khó nhận biết bạn đang đeo niềng răng. Đặc biệt, chúng còn tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hằng ngày, không lo cọ xước má và mô mềm.
Tuy nhiên, so với phương pháp niềng răng mắc cài thì niềng răng trong suốt có chi phí khá cao. Đồng thời, với những trường hợp răng sai lệch nghiêm trọng thì niềng răng trong suốt rất khó mang lại kết quả hoàn hảo và thời gian niềng cũng tương đối lâu.
VI. Lưu ý giúp hạn chế sâu răng trong khi niềng
Trong quá trình niềng răng cũng rất dễ bị sâu răng do thức ăn thừa thường hay bám dính ở dây cung, mắc cài khó làm sạch.
Chính vì vậy, để hạn chế nguy cơ sâu răng phát sinh trong khi niềng bệnh nhân nên lưu ý các vấn đề sau:
1. Chú ý tới chế độ ăn uống
- Đồ ăn ngọt nhiều đường, nhiều tinh bột được xem là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng nên cần phải tránh dùng.
- Không nên ăn các món quá dai, cứng, dẻo.
- Tránh các món quá nóng, quá lạnh, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế dùng bia rượu, cà phê, nước có gas, không hút thuốc lá.
- Thường xuyên ăn uống các thực phẩm giàu canxi, chất xơ, vitamin C, D giúp răng nướu luôn được chắc khỏe.
- Khi ăn nên chọn đồ ăn mềm, cắt nhỏ, nấu chín kỹ để không phải dùng lực nhai nhiều.
- Uống nhiều nước lọc để tăng cường tiết nước bọt giúp làm sạch răng tự nhiên, ngăn ngừa khô miệng làm vi khuẩn có cơ hội sản sinh gây hại cho răng.
2. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Chải răng sạch sẽ với bàn chải chuyên dụng có đầu lông mềm, chải kỹ lưỡng ở các vị trí có gắn mắc cài để làm sạch các vụn thức ăn bám dính.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng sau khi ăn và súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn hiệu quả.
- Chọn dùng các kem đánh răng có chứa fluor giúp răng luôn được chắc khỏe. Không nên chải răng quá mạnh theo chiều ngang để tránh mòn men răng và bung sút khí cụ.
- Có thể dùng thêm bàn chải kẽ, máy xịt tăm nước để loại bỏ sạch sâu các mảng bám, vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng được tốt hơn.
3. Dùng khay niềng trong suốt
Trường hợp trước đó sức khỏe răng miệng kém, răng đã điều trị sâu răng nhưng vẫn muốn niềng răng chỉnh nha thì nên cân nhắc chọn giải pháp niềng răng trong suốt nếu răng lệch lạc nhẹ.
Bởi khay niềng có thể tháo lắp dễ dàng giúp thuận tiện hơn khi ăn uống. Vệ sinh răng miệng cũng dễ dàng và sạch sẽ hơn, hạn chế nguy cơ tích tụ mảng bám, vi khuẩn gây bệnh lý ở răng khá tốt.
Nếu vẫn còn có thắc mắc gì về răng bị sâu có niềng được không? Cách khắc phục trước khi niềng. Hãy liên hệ đến tổng đài nha khoa Đông Nam 19007141 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, miễn phí.
Xem thêm niềng răng:
- Niềng răng tốn bao nhiêu tiền?
- Niềng răng cho bé 7 tuổi
- Siết răng khi niềng là gì?
- Niềng răng bao nhiêu tiền 1 hàm?
Xem thêm sâu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?