Răng cửa khấp khểnh không chỉ khiến cho tổng thể hàm răng, gương mặt kém thẩm mỹ mà còn gây nhiều trở ngại trong vấn đề ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Vậy tình trạng răng cửa khấp khểnh điều trị bằng cách nào hiệu quả?
I. Nguyên nhân răng cửa khấp khểnh là gì?
Răng cửa khấp khểnh với biểu hiện các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, sai vị trí, chen chúc nhau. Hàm răng khấp khểnh khiến khớp cắn mất cân đối, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng răng mọc khấp khểnh đó là do:
- Yếu tố di truyền: Nếu ông bà, cha mẹ có răng mọc khấp khểnh thì con cháu cũng có nguy cơ cao gặp tình trạng răng miệng tương tự.
- Cung hàm hẹp: Khi cấu trúc cung hàm không đủ chỗ các răng bắt buộc phải mọc chen chúc, mọc lệch lạc, chồng chéo lên nhau và tạo thành răng khấp khểnh.
- Răng sữa thay không đúng thời gian: Khi răng sữa chưa rụng nhưng răng vĩnh viễn lại mọc lên dẫn đến tình trạng răng mọc lệch lạc, chen chúc nếu không can thiệp kịp thời bằng cách nhổ răng sữa.
- Thói quen xấu: Mút tay, ngậm ty giả, đẩy lưỡi, thở bằng miệng,… diễn ra trong thời gian dài có thể tác động lực lên răng và khiến răng mọc sai lệch.
- Một số nguyên nhân khác: Chấn thương tại vùng răng hàm mặt, thiếu hụt canxi cùng với các vitamin C, D, K,… cũng gây các ảnh hưởng đến sự phát triển của cấu trúc răng và hàm dẫn đến khấp khểnh.
II. Răng khấp khểnh có gây ảnh hưởng gì không?
Răng cửa khấp khểnh tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng nguy hại đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe răng miệng. Cụ thể bệnh nhân có thể đối mặt với các hậu quả như:
- Khi răng cửa mọc lệch lạc, khấp khểnh thường khiến cho nụ cười trông kém thẩm mỹ. Nhiều bệnh nhân rất xấu hổ, tự ti vì khiếm khuyết này dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống.
- Chức năng ăn nhai cũng giảm sút do khớp cắn ở 2 hàm không cân đối với nhau. Thức ăn không được nhai nghiền đủ nhỏ trong thời gian dài dễ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa và làm phát sinh thêm các bệnh lý dạ dày, đường ruột.
- Việc vệ sinh răng khấp khểnh cũng gặp nhiều trở ngại do thức ăn thừa, mảng bám dễ nhồi nhét vào vùng kẽ răng. Khi đó vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển mạnh và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm như: sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu,…
III. Các phương pháp điều trị răng cửa khấp khểnh
Dựa trên tình trạng và mức độ răng mọc lệch lạc của mỗi người bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục răng cửa khấp khểnh phù hợp, hiệu quả.
1. Bọc răng sứ cho răng cửa mọc khấp khểnh
Trường hợp các răng cửa khấp khểnh nhẹ, mức độ lệch lạc không quá lớn, phương pháp bọc răng sứ sẽ giúp cân chỉnh các răng đều đặn với các răng khác trên cung răng.
Trong kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài đi một phần mô răng bên ngoài các răng cần điều trị. Số lượng các mô răng cần loại bỏ được tính toán dựa trên vị trí của chiếc răng và mức độ lệch lạc của nó.
Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ so màu răng, lấy dấu hàm và gửi số liệu về cho kỹ thuật viên ở Labo nha khoa chế tác răng sứ để bọc cố định lên trên các răng đã mài trước đó.
Kết thúc quá trình bọc sứ các răng cửa bị khấp khểnh sẽ thẳng hàng với các răng khác. Nhờ đó, bệnh nhân có thể ăn nhai dễ dàng và tự tin hơn khi giao tiếp, cười nói.
Ưu điểm:
- Thời gian thực hiện nhanh, bệnh nhân chỉ cần tốn thời gian đến nha khoa khoảng 2 lần hẹn và mất tầm 2 – 4 ngày là đã có được hàm răng đều đặn như ý.
- Hình dáng, kích thước, màu sắc của răng sứ đảm bảo tính thẩm mỹ cao, hài hòa với các răng trên cung hàm mang đến nụ cười rạng rỡ, tự tin giao tiếp.
- Khả năng chịu lực, độ cứng chắc của răng sứ sẽ giúp đảm bảo ăn nhai hiệu quả, ngon miệng không khác gì răng thật.
Nhược điểm:
- Chỉ áp dụng được cho trường hợp răng khểnh ở mức độ nhẹ.
- Phải mài răng nên không thể bảo tồn được răng gốc và đòi hỏi cao về tay nghề bác sĩ, máy móc, công nghệ để phòng tránh được những tác động xấu đến răng thật về sau.
- Răng sứ không thể dùng vĩnh viễn, tuổi thọ trung bình khoảng 3 – 20 năm tùy theo từng loại răng sứ sử dụng cũng như cách chăm sóc của mỗi người.
2. Niềng răng cửa mọc khấp khểnh
Phương pháp niềng răng mang lại hiệu quả rất tích cực trong việc khắc phục các vấn đề răng mọc khấp khểnh, sai lệch về khớp cắn.
Ngày nay, nha khoa cung cấp nhiều lựa chọn niềng răng phù hợp với sở thích và nhu cầu của mỗi người, bao gồm niềng cố định, niềng tháo lắp, niềng mặt trong và niềng mặt ngoài.
Ưu điểm:
- Phù hợp cho mọi trường hợp răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ đến nặng.
- Không cần mài răng, không tác động đến cấu trúc của răng nên răng thật sẽ được bảo tồn một cách hiệu quả.
- Kết thúc quá trình niềng răng sẽ mang lại hàm răng đều đặn, khớp cắn chuẩn xác giúp tự tin nói cười và ăn uống ngon miệng hơn.
- Hiệu quả duy trì vĩnh viễn nếu bệnh nhân chăm sóc đúng cách đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nhược điểm:
- Quá trình điều trị mất nhiều thời gian, bệnh nhân cần kiên trì trong 18 – 24 tháng hoặc lâu hơn thế nữa mới đạt được hiệu quả tối ưu.
- Thời gian đầu đeo niềng răng thường có cảm giác khó chịu, phải có chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng kiêng khem khá nhiều.
Với những chia sẻ về răng cửa khấp khểnh điều trị bằng cách nào? Mong rằng đã giúp mọi người có thêm được nhiều thông tin bổ ích.
Mọi thắc mắc bạn có thể gọi đến hotline 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm răng hô móm:
Xem thêm thẩm mỹ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?