Câu hỏi: “Chào bác sĩ, chiếc răng khôn hàm dưới của em vừa mới nhú lên một chút chứ chưa mọc lên hết. Làm em bị sưng má và đau nhức mấy ngày liền. Em có uống thuốc giảm đau thì hiện tại không còn đau nữa. Bác sĩ cho em hỏi răng khôn đang mọc có nhổ được không ạ? Mong nhận được sự tư vấn từ bác sĩ. Em cảm ơn.” – Thu Thủy (24 tuổi, quận 10)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Thu Thủy,
Mọc răng khôn là vấn đề rất phiền phức và gần như ai cũng phải trải qua trong độ tuổi từ 18-25. Thậm chí một số trường hợp 30 tuổi vẫn còn mọc răng khôn.
Khác với các răng còn lại, răng khôn không mọc lên một lần mà kéo dài thành nhiều đợt. Nó sẽ nhú lên từng chút một, kéo dài vài năm. Mỗi đợt mọc răng khôn cách nhau từ 1 đến vài tháng và mọc trong khoảng vài ngày hoặc hơn 1 tuần thì dừng lại.
Do lúc này xương hàm đã phát triển hoàn chỉnh, rất cứng chắc, mô nướu phía trên lại dày nên quá trình mọc răng khôn rất khó khăn. Mỗi đợt nhú lên một ít, gây đau nhức thường xuyên. Nhiều trường hợp không ăn uống và không ngủ được, sốt cao, khít hàm, rất khó há miệng do răng khôn mọc không đúng vị trí.
Đồng nghĩa với việc bạn phải chịu đựng chúng suốt một thời gian dài đau đớn cho đến khi mọc lên hoàn toàn. Ngoài ra còn có những trường hợp răng khôn mọc kẹt, bị lợi trùm thì không thể nào nhú lên hoàn chỉnh được.
Chính vì vậy, từ lúc đau răng khôn lần đầu tiên thì chúng ra nên đến nha khoa để bác sĩ chụp X-quang kiểm tra.
– Nếu răng khôn mọc sai vị trí
Răng khôn gần như không có chức năng ăn nhai. Tuy nhiên răng khôn mọc kẹt, mọc lệch, đâm vào các chân răng bên cạnh là những trường hợp phổ biến, nguy cơ dẫn đến biến chứng cao: tổn thương răng kế cận, viêm nhiễm, viêm nướu, sâu răng, u nang xương hàm….
Nếu kết quả chụp phim cho thấy răng khôn của bạn nằm trong những trường hợp này thì dù răng khôn đang mọc vẫn nên nhổ bỏ.
Theo các chuyên gia nha khoa, thời điểm tốt nhất để nhổ răng khôn là trước 25 tuổi, khi chân răng đã hình thành được 2/3.
– Nếu răng khôn mọc thẳng
Răng khôn sẽ được giữ lại khi có hình thể chân răng bình thường, mọc thằng, nguy cơ biến chứng thấp. Tuy nhiên trường hợp này rất ít gặp. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách xoa dịu các triệu chứng, kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm (nếu cần thiết) và theo dõi sự phát triển của chúng đến khi phát triển hoàn chỉnh. Chỉ khi nguy cơ biến chứng tăng lên mới cần phải nhổ răng.
Như vậy, bạn có thể nhổ răng khôn khi chúng chưa phát triển đầy đủ nếu có chỉ định của bác sĩ. Hãy sắp xếp thời gian đến nha khoa Đông Nam để bác sĩ chụp phim kiểm tra và tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ cho bạn. Việc thăm khám dự phòng để xử lý các vấn đề liên quan đến răng khôn là rất cần thiết.
Mọi vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp hotline 1900 7141 để được giải đáp nhanh chóng.
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?