Răng nhai là răng số mấy

Giống như tên gọi, răng nhai là các răng đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai trên cung hàm, giúp thức ăn được nghiền nhỏ trước khi nuốt. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Vậy răng nhai là răng số mấy?

Răng nhai là răng số mấy

I. Răng nhai là răng số mấy?

Tất cả những chiếc răng trên cung hàm (trừ răng khôn) đều giữ vai trò ăn nhai và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. Vậy răng nhai là răng số mấy?

Thực tế, răng nhai là tên thường gọi dùng để chỉ răng số 6, 7. Hoặc chúng được gọi là răng hàm hay răng cối lớn.

Những chiếc răng này có kích thước lớn và cấu trúc phức tạp hơn so với các răng khác, chúng có nhiều hố rãnh và bề mặt rộng giúp nghiền nát thức ăn hiệu quả.

Mỗi người trưởng thành thường có tổng cộng 8 răng nhai chia đều cho hai hàm. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể ít hơn 8 cái do thiếu mầm răng bẩm sinh.

Răng nhai là các răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm
Răng nhai là các răng số 6 và răng số 7 trên cung hàm

II. Vai trò của răng nhai

Đúng như tên gọi của nó, răng nhai đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nhai của con người, đảm nhiệm các chức năng chính sau:

  • Nhai và nghiền nát thức ăn: Nhờ kích thước lớn, diện tích bề mặt rộng với nhiều rãnh giúp nghiền nát thức ăn. Điều này hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Duy trì cấu trúc khuôn mặt: Răng hàm đặc biệt là răng số 6 giúp định vị các răng khác trong cung hàm, duy trì cấu trúc xương hàm, giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa.
  • Hỗ trợ phát âm: Răng hàm cùng với các răng khác hình thành nên cấu trúc khoang miệng, tạo ra các âm thanh hoàn chỉnh khi phát âm. Việc thiếu răng nhai có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm rõ ràng.

III. Có nên nhổ răng nhai không? Khi nào nên nhổ răng nhai?

Như đã phân tích ở trên, răng nhai có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống nhai, hỗ trợ phát âm, duy trì cấu trúc khuôn mặt và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

Việc nhổ răng nhai chỉ được thực hiện khi chiếc răng không còn khả năng bảo tồn bằng các phương pháp điều trị khác và phải thông qua thăm khám, chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.

Những trường hợp nhổ răng nhai được xem là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn:

  • Răng bị sâu nặng, viêm tủy, áp xe khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng, không thể điều trị bảo tồn. Lúc này việc nhổ răng có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ các răng bên cạnh.
Sâu răng nghiêm trọng cần nhổ bỏ để ngăn ngừa lây lan
Sâu răng nghiêm trọng cần nhổ bỏ để ngăn ngừa lây lan
  • Răng bị nứt gãy, vỡ lớn do tai nạn, va đập, không thể phục hồi bằng phương pháp trám răng hay bọc sứ, việc nhổ răng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bị viêm nha chu nặng khiến răng lung lay không thể giữ lại, nhổ răng là cần thiết để điều trị viêm nha chu triệt để, tránh lây lan sang răng bên cạnh.

IV. Mất răng nhai gây ảnh hưởng như thế nào?

Răng hàm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, việc mất răng hàm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sau:

1. Khó khăn trong việc ăn nhai

Răng hàm giữ chức năng ăn nhai chính nên khi mất chiếc răng này, bạn sẽ gặp khó khăn khi ăn, nhất là những thức ăn dai cứng. Việc nhai không kỹ lâu dần có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, gây các bệnh về tiêu hóa.

2. Rối loạn khớp cắn

Mất răng nhai khiến cung hàm xuất hiện khoảng trống, những chiếc răng còn lại thường có xu hướng di chuyển vào khoảng trống gây xô lệch, sai khớp cắn. Lúc này bạn sẽ có các triệu chứng như mỏi hàm, đau đầu, đau tai,…

Mất răng hàm làm sai lệch khớp cắn
Mất răng hàm làm sai lệch khớp cắn

3. Hóp mã, lão hóa sớm

Răng nhai giúp duy trì cấu trúc xương hàm vì vậy mà khi chúng không còn nữa, xương hàm cũng dần tiêu biến, gây tình trạng hóp má, khiến bạn già hơn so với tuổi thật.

4. Tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác

Khoảng trống mất răng là vị trí thuận lợi để mảng bám, vi khuẩn tích tụ gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

5. Ảnh hưởng đến phát âm

Không chỉ riêng răng cửa mà khi mất răng hàm cũng khiến khả năng phát âm bị ảnh hưởng, phát âm kém chuẩn xác, ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc hằng ngày.

V. Các phương pháp trồng răng nhai hiệu quả

Khi mất răng nhai, việc trồng lại là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, có 3 phương pháp phục hồi răng nhai đã mất mà bạn có thể lựa chọn:

1. Cấy ghép Implant cho răng nhai

Đây là phương pháp trồng răng giả toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Implant là giải pháp duy nhất tại thời điểm này có thể ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng.

Về phương diện kỹ thuật, cấy ghép răng Implant là quá trình các bác sĩ đặt trụ Implant vào xương hàm, sau đó gắn cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng mới, hoàn chỉnh cả về cấu tạo và chức năng.

Cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng giả toàn diện nhất
Cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng giả toàn diện nhất
  • Cấu tạo: Răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật với đầy đủ thân và chân răng.
  • Chức năng ăn nhai: Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường như trước khi mất răng, kể cả thức ăn dai cứng.
  • Thẩm mỹ: Răng Implant hệt như răng thật, gần như không thể phân biệt bằng mắt thường.
  • Tuổi thọ: Có thể tồn tại vĩnh viễn trong cung hàm nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
  • Khả năng bảo tồn xương hàm: Răng Implant hoạt động tương tự như răng thật, giúp kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương.
  • Trường hợp chỉ định: Phương pháp cấy ghép Implant có thể áp dụng cho mọi trường hợp mất răng, từ mất một răng, hai răng đến mất tất cả các răng, với điều kiện là sức khỏe toàn thân của bệnh nhân phải ổn định và phù hợp.

Chính vì những đặc điểm trên nên trong đa số các trường hợp trồng răng nhai, bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân nên cấy ghép Implant để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.

2. Cầu răng sứ phục hình răng nhai

Bắc cầu răng sứ là quá trình bác sĩ mài ít nhất hai răng thật kế cận răng mất để làm trụ. Sau đó, gắn cố định cầu răng sứ lên trên lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung răng.

Phương pháp làm cầu răng sứ cho trường hợp mất răng hàm
Phương pháp làm cầu răng sứ cho trường hợp mất răng hàm
  • Cấu tạo: Cầu răng sứ là một dãy răng sứ được chế tạo liền kề, gồm ít nhất 3 răng. Chúng được nâng đỡ và cố định bên trên các răng thật đã được mài nhỏ.
  • Thẩm mỹ: Giá trị thẩm mỹ ban đầu của cầu răng khá cao. Nhưng sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của hiện tượng tiêu xương hàm, vùng mô nướu bên dưới cầu răng sẽ dần lõm xuống, tạo thành một khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
  • Chức năng ăn nhai: Chức năng ăn nhai của cầu răng sứ đạt khoảng 60 – 70% răng thật.
  • Tuổi thọ: Sau một thời gian nâng đỡ và chịu lực cho toàn bộ cầu răng, các răng thật sẽ yếu đi, không còn đủ khỏe để làm trụ. Do đó, phương pháp này không có hiệu quả sử dụng vĩnh viễn, bệnh nhân phải thay mới sau một khoảng thời gian nhất định, thường là 5 – 7 năm.
  • Khả năng bảo tồn xương hàm: Vì không có chân răng độc lập nên sau khi phục hình răng bằng phương pháp cầu răng sứ, hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra.
  • Trường hợp chỉ định: Nếu bệnh nhân mất răng nhai là răng số 6 có thể thay thế bằng phương pháp cầu răng sứ. Tuy nhiên phương pháp này không được chỉ định cho trường hợp mất răng số 7 vì răng khôn không đủ điều kiện làm trụ.

3. Làm răng giả tháo lắp để phục hình răng nhai

Răng giả tháo lắp là một phương pháp phục hình răng truyền thống, thường được chỉ định để phục hình răng cho bệnh nhân không đủ điều kiện cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ.

Làm răng giả tháo lắp cho trường hợp mất răng hàm
Làm răng giả tháo lắp cho trường hợp mất răng hàm
  • Cấu tạo: Răng giả tháo lắp là một tổ hợp răng và nướu giả. Chúng được gắn trực tiếp lên nướu để lấp đầy khoảng trống mất răng. Bệnh nhân có thể tự tháo lắp răng giả để vệ sinh.
  • Chức năng ăn nhai: Vì không có chân răng chịu lực và không gắn cố định nên chức năng ăn nhai của răng giả tháo lắp chỉ ở mức trung bình, khoảng 30 – 40% răng tự nhiên.
  • Thẩm mỹ: Màu sắc của răng giả tháo lắp không được tự nhiên, dễ nhận biết.
  • Thời gian sử dụng: Tuổi thọ trung bình khoảng từ 3 – 5 năm, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào tốc độ tiêu xương hàm của bệnh nhân.
  • Trường hợp chỉ định: Răng giả tháo lắp có thể áp dụng cho mọi tình huống phục hình răng, từ mất một răng, hai răng đến mất răng toàn hàm.

Do chức năng ăn nhai không cao, nên răng giả tháo lắp thường rất ít được chỉ định để phục hình răng nhai nếu bệnh nhân đủ điều kiện để phục hình răng bằng các phương pháp khác.

Răng nhai là răng số mấy và vai trò của chúng là gì đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu bạn mất răng nhai cần phục hình, hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn