Kỹ thuật bọc răng sứ cần phải tác động đến mô răng thật, điều này khiến nhiều người lo lắng sợ bị đau khi thực hiện. Chính vì vậy mà câu hỏi được đa số mọi người quan tâm là bọc răng sứ có tiêm tê không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
I. Bọc răng sứ có tiêm tê không?
Để thực hiện kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài nhẹ những chiếc răng cần phục hình theo tỷ lệ phù hợp. Sau đó, dựa trên mẫu dấu hàm của bệnh nhân, những mão sứ sẽ được chế tác tỉ mỉ và gắn cố định lên các răng đã mài, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.
Vì bắt buộc phải thông qua thao tác mài răng, tức tác động lên mô răng thật nên sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt nhất định. Do đó, bọc răng sứ có tiêm tê không, câu trả lời là có.
Bọc răng sứ thường tiêm tê trước bước mài cùi răng để bệnh nhân không có cảm giác đau hay khó chịu trong suốt quá trình điều trị.
Khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái và không lo lắng, bác sĩ sẽ dễ dàng tập trung và thực hiện thao tác mài cùi răng một cách chính xác hơn, đảm bảo mão sứ vừa khít với cùi răng thật.
Mức độ tiêm tê và loại thuốc tê được sử dụng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mức độ nhạy cảm của răng, số lượng răng cần bọc sứ và sức khỏe tổng quát của người bệnh,…
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngoại lệ không cần tiêm thuốc tê khi bọc răng sứ:
- Răng đã được lấy tủy: Nếu răng cần bọc sứ đã được lấy tủy trước đó, thì việc mài cùi răng sẽ không gây cảm giác đau đớn, do đó có thể không cần tiêm thuốc tê.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê: Trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc tê, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp gây tê thay thế khác, chẳng hạn như gây tê bằng thuốc bôi hoặc sử dụng khí gây cười.
II. Cách giảm đau sau khi bọc răng sứ
Ê buốt, sưng nướu nhẹ là cảm giác thường gặp trong 1 – 2 ngày sau khi bọc sứ. Bạn không cần quá lo lắng, có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm cảm giác khó chịu:
Sử dụng thuốc giảm đau
- Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau phù hợp với tình trạng của bạn.
- Nên uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
Chườm đá lạnh
- Dùng túi chườm đá hoặc khăn lạnh chườm lên má, tại vị trí gần răng mới bọc sứ trong khoảng 15 – 20 phút mỗi lần. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
- Lưu ý không chườm đá trực tiếp lên răng.
Súc miệng bằng nước muối
- Bạn có thể súc miệng bằng cách tự pha nước muối tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý tại hiệu thuốc.
- Nước muối giúp sát khuẩn, làm sạch khoang miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm và sưng tấy.
Ăn thức ăn mềm
- Ưu tiên những món ăn mềm, không cần nhai nhiều như cháo, súp, canh, sữa chua, sữa,…
- Cắt nhỏ thức ăn để giảm áp lực lên răng.
- Tránh ăn thức ăn cứng, dai, hoặc quá nóng, quá lạnh trong vài ngày đầu sau khi bọc răng sứ.
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
- Đánh răng nhẹ nhàng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau mỗi bữa ăn.
Tái khám theo lịch hẹn
- Thăm khám răng định kỳ để bác sĩ kiểm tra độ khít sát của răng sứ, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và xử lý kịp thời.
- Lấy cao răng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh lý về răng miệng.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn làm rõ vấn đề bọc răng sứ có tiêm tê không. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy gọi đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?