Bọc răng sứ – giải pháp nha khoa giúp phục hồi vẻ đẹp và chức năng của răng, tuy nhiên, đôi khi lại gặp phải tình trạng hở chân răng, gây khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng làm răng sứ bị hở chân răng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu để có giải pháp kịp thời và hiệu quả.
I. Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở chân răng
Khi răng sứ bị hở sẽ có các dấu hiệu rất dễ nhận biết được đó là:
- Chân răng sứ không ôm khít viền nướu, tạo thành một khe hở. Khe hở này có thể nhỏ, chỉ như một đường chỉ mảnh, hoặc lớn hơn, đủ để nhìn thấy rõ ràng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và nguyên nhân gây ra.
- Nướu răng dần tụt xuống để lộ ra cùi răng thật bên trong.
- Răng sứ lỏng lẻo, khó khăn trong việc ăn nhai, luôn có cảm giác cộm cấn, vướng víu không được thoải mái.
- Khi ăn các món nóng, lạnh sẽ thấy vô cùng đau nhức, ê buốt.
- Thức ăn thừa, mảng bám dễ vướng lại ở khe hở, khó vệ sinh sạch dẫn đến mùi hôi khó chịu ở khoang miệng, đau nhức dai dẳng.
II. Vì sao khi làm răng sứ bị hở chân răng?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng sứ bị hở chân răng sau khi làm, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân chính sau đây:
1. Kỹ thuật phục hình của bác sĩ không tốt
Bác sĩ thực hiện làm răng sứ không có tay nghề cao, chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phục hình răng sứ khiến cho lúc mài cùi răng không đúng tỷ lệ chuẩn.
Hoặc lấy dấu hàm không chính xác khiến cho răng sứ chế tác ra sai tỷ lệ, lắp vào răng thật không sát khít với nướu, khiến răng sứ bị hở.
Để hạn chế tình trạng răng sứ bị hở chân răng do kỹ thuật phục hình của bác sĩ, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện làm răng sứ.
2. Bệnh nhân chăm sóc răng sứ không đúng cách
Việc chăm sóc răng sứ không đúng cách như đánh răng quá mạnh, đánh răng chà ngang, ăn các loại thực phẩm quá dai, cứng… cũng sẽ dễ dàng làm cho phần răng sứ bị tuột dần, khiến cho răng bị sứ bị hở và làm lộ cùi răng thật ra ngoài.
Sau khi làm răng sứ các bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hàng ngày. Việc chải răng quá mạnh không chỉ khiến răng sứ bị hở mà còn không có tác dụng làm sạch răng và nướu dễ gây ra một số căn bệnh răng miệng khác như nha chu, viêm nướu,…
3. Răng sứ không khớp với trụ răng
Răng sứ cần phải được chế tác với một tỷ lệ chuẩn xác tuyệt đối để khi phục hình sẽ ăn khớp với trụ răng thật.
Tuy nhiên nếu các thao tác mài răng, lấy dấu hàm, đo đạc, chế tác mão sứ có sai sót sẽ khó tránh khỏi nguy cơ răng sứ không thể sát khít với trụ răng và viền nướu. Từ đó dẫn đến bị cộm, hở và gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân khi sử dụng.
4. Răng sứ kém chất lượng
Nếu nha khoa kém uy tín dùng các chất liệu chế tác răng sứ không đảm bảo về nguồn gốc, chất lượng sẽ vô cùng nguy hiểm.
Khi sử dụng phải những loại răng sứ kém chất lượng rất dễ gây kích ứng, viêm nhiễm ở khoang miệng. Càng để lâu tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy ở nướu sẽ phát triển nặng hơn và khiến cho mão răng sứ cũng dần bị đẩy lên cao và gây hở chân răng.
5. Keo dán răng sứ không tốt
Trong trường hợp sử dụng các loại keo dán răng sứ không đạt chất lượng sẽ khó có thể đảm bảo được độ kết dính cao giữa mão sứ với trụ răng và viền nướu. Sau khi phục hình có thể bong hở, rơi rớt răng sứ bất cứ lúc nào trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
III. Tác hại của việc bọc răng sứ bị hở chân răng
Làm răng sứ bị hở chân răng nếu không sớm có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm như:
1. Thẩm mỹ hàm răng giảm sút trầm trọng
Răng sứ bị hở vùng chân răng đặc biệt là đối với những vị trí răng cửa, răng nanh dễ lộ khi nói cười khiến cho thẩm mỹ hàm răng giảm sút trầm trọng.
Đối với bệnh nhân bọc răng sứ kim loại, răng sứ Titan khi bị đen viền nướu, đổi màu răng, lộ chân răng thì nụ cười càng kém duyên hơn. Điều này có thể khiến bệnh nhân ngại ngùng, tự ti mỗi khi giao tiếp, sống khép kín, đánh mất nhiều cơ hội trong công việc.
2. Gây nhiều bệnh lý ở răng, nguy cơ hư hỏng trụ răng thật
Khoảng hở ở răng sứ dễ gây nhồi nhét thức ăn thừa, đây là môi trường để vi khuẩn tích tụ và phát triển mạnh, chúng gây nhiều bệnh lý ở răng như: sâu răng, viêm tủy, hôi miệng, bệnh nha chu, áp xe răng,…
Càng để lâu các bệnh lý ở răng sẽ phát triển nặng khiến cho trụ răng thật bên trong hư hỏng nặng, dần lung lay và có thể gãy rụng bất cứ lúc nào.
3. Ê buốt, đau nhức dai dẳng, suy giảm khả năng ăn nhai
Răng sứ vênh hở, không ăn khớp với trụ răng thật sẽ khiến cho bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau nhức mỗi khi cắn xé, nhai nghiền thức ăn. Mỗi khi ăn uống các món nóng, lạnh răng cũng trở nên vô cùng nhạy cảm, ê buốt dữ dội.
Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ kéo theo nhiều ảnh hưởng khác đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Nguy cơ gây các bệnh lý ở dạ dày, tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, sức khỏe giảm sút.
Sau nhiều năm kinh nghiệm trong phục hình răng sứ, Nha Khoa Đông Nam áp dụng công nghệ chế tác răng sứ CAD/CAM hiện đại nhất đảm bảo an toàn sức khỏe, giúp cho răng sứ được ôm sát khít với viền nướu, loại bỏ triệt để nguy cơ hở răng sứ gây ra những bệnh lý không đáng có, giúp bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả đạt được sau phục hình.
IV. Cách phòng ngừa tình trạng hở chân răng sứ
Tình trạng hở chân răng sứ có thể phòng ngừa bằng một số phương pháp sau:
- Trước khi thực hiện bọc răng sứ cần lựa chọn nha khoa uy tín đảm bảo tay nghề bác sĩ, kỹ thuật phục hình đạt chuẩn và răng sứ chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
- Chia sẻ mong muốn cụ thể để bác sĩ giải đáp mọi thắc mắc liên quan và tư vấn loại răng sứ phù hợp.
- Sau khi bọc răng sứ, cần chăm sóc răng miệng đúng cách: chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc của răng, dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng nước muối loại bỏ vi khuẩn.
- Tránh những thói quen ảnh hưởng đến răng sứ như: hạn chế thực phẩm dai cứng, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, không dùng răng làm công cụ cạy mở nắp chai, cắn móng tay,…
- Ngoài ra, cần mang máng chống nghiến nếu có tật nghiến răng khi ngủ. Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao.
- Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng và thực hiện cạo vôi răng.
Làm răng sứ bị hở chân răng là điều không mong muốn và để lại nhiều hậu quả. Do đó khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến nha khoa sớm. Nếu còn thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?