Chữa nhiệt miệng bằng Baking Soda có được không? – Baking Soda có nhiều công dụng trong việc giảm đau, giảm sưng viêm có thể chữa nhiệt miệng khá hiệu quả nếu như bạn dùng đúng cách.
Nhiệt miệng dễ mắc phải nhưng hiện nay chúng ta chưa xác định được chính xác nguyên nhân, có thể là do cơ địa, do căng thẳng tâm trạng, thiếu dinh dưỡng hoặc cũng có khả năng do chăm sóc răng miệng không tốt gây ra khiến các vết loét miệng xuất hiện gây ra cảm giác đau rát, nóng,… khó khăn mỗi khi ăn uống.
I. Chữa nhiệt miệng bằng Baking Soda có được không?
Baking Soda hay còn gọi là thuốc muối, muối nở; nó có thành phần chính là Natri hidrocacbonat (NaHCO3) dạng màu trắng, dễ tan trong nước, hút ẩm tốt.
Baking Soda khi gặp nhiệt độ hoặc môi trường axit nhẹ sẽ giải phóng khí CO2 nên thường gây sủi bọt. Ngoài có nhiều chức năng làm đẹp, Baking Soda còn được sử dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, giảm đau do viêm nướu, tẩy trắng răng cũng khá hiệu quả.
Nhờ vào khả năng sát khuẩn làm sạch vết thương nên Baking Soda hoàn toàn có thể chữa được nhiệt miệng khá hiệu quả với thời gian nhanh chóng chỉ sau 1, 2 ngày.
Chuẩn bị: Bột Baking Soda, một chút muối, và nước lọc.
Có thể với một số người đã nghe qua công dụng của Baking Soda nhưng không biết nên mua ở đâu. Hiệu thuốc tây hoặc những tiệm làm bánh đều có bán Baking Soda với giá hợp lý và chất lượng tốt, tránh mua ở những địa chỉ kém uy tín không đảm bảo chất lượng.
Hướng dẫn thực hiện và cách dùng:
Pha 1 thìa cà phê bột Baking Soda với 1 thìa cà phê muối ăn, cho thêm 100 ml nước lọc rồi trộn đều, bạn có thể dùng tăm bông chấm lên vết nhiệt miệng sẽ giúp giảm đau hiệu quả.
Hoặc khi mới bị nhiệt miệng có thể pha loãng hỗn hợp Baking Soda với muối ăn và nước. Dùng súc miệng ngày 4-6 lần sẽ khỏi nhiệt miệng sau 1 ngày sẽ hết. Trường hợp bị nặng hơn thì chỉ cần sử dụng trong vòng 2 ngày là nhiệt miệng sẽ biến mất.
Baking Soda có tính sát khuẩn chống viêm rất tốt nhưng các bạn không nên lạm dụng vì nếu dùng nhiều có thể sẽ gây đau rát nướu và răng nhiều hơn.
II. Những cách để phòng tránh nhiệt miệng, loét miệng
Nhiệt miệng dễ chữa nhưng dễ tái phát lại nếu như cơ thể suy yếu để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển. Cách tốt nhất để nhiệt miệng không làm phiền, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày là thực hiện phòng tránh nhiệt miệng, loét miệng hiệu quả.
Mục tiêu của phòng tránh nhiệt miệng là tăng cường sức đề kháng, chăm sóc răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn có hại hình thành vết loét nhiệt miệng.
1. Tăng cường sức đề kháng
Cần cố gắng cung cấp đủ nước cho cơ thể, giảm nhiệt mọi lúc mọi nơi. Có thể uống các loại nước khoáng, nước mát tốt cho sức khỏe như nước mía, nước râu bắp, nước dừa,… thậm chí chỉ cần uống đủ ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày cũng có khả năng tăng sức khỏe cơ thể.
Hạn chế ăn đồ nóng, khô, nhiều dầu mỡ vì nó có thể gây ra tình trạng thiếu nước làm tăng thân nhiệt cơ thể. Cũng không nên uống các loại nước có chứa Cafein làm cơ thể suy yếu dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ăn nhiều trái cây vitamin C, K, PP, A tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể như đu đủ, ổi, cam, mâm xôi, dâu tây,… vừa làm đẹp da vừa có lợi cho sức khỏe và làm mát cơ thể rất có lợi.
2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chải răng đều đặn hàng ngày mỗi buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng loại bỏ mảng vụn thức ăn, vi khuẩn cứng đầu tồn tại trong các kẽ răng mà chải răng không làm sạch được.
3. Tiêu diệt vi khuẩn gây loét nhiệt miệng
Vệ sinh cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa là cách cực kỳ hữu hiệu để giảm số lượng vi khuẩn gây hại vì chúng thường bám vào nướu răng, làm tổ trong vôi răng ngay trên răng và dưới nướu khó diệt trừ bằng chăm sóc răng miệng tại nhà.
Chữa nhiệt miệng bằng Baking Soda có được không? Hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ tính chất khử khuẩn, làm sạch vết thương của Baking Soda. Tuy nhiên, các bạn nên chú ý liều lượng và không nên lạm dụng tránh làm răng và nướu hư tổn.
Mọi thắc mắc về bệnh nhiệt miệng hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 để được giải đáp ngay lập tức hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
➦ Xem thêm bài viết: Uống C sủi chữa nhiệt miệng được không?
Xem thêm nhiệt miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?