Chỉ nha khoa là một trong những dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng miệng an toàn và hiệu quả được nha sĩ khuyến cáo thực hiện thay thế cho tăm xỉa răng truyền thống. Vậy việc thường xuyên dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không? Và những điều cần tránh khi sử dụng chỉ nha khoa?
I. Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng?
Mảng bám thức ăn tồn tại lâu ngày trên răng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, thậm chí là mất răng. Chính vì vậy mà việc làm sạch răng miệng hằng ngày là điều vô cùng cần thiết.
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, việc sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng là phương pháp hữu hiệu để làm sạch răng. Chỉ nha khoa với cấu trúc sợi mảnh, nhỏ và dai nên dễ dàng luồn vào kẽ răng để loại bỏ triệt để vụn thức ăn thừa, mảng bám. Từ đó ngăn ngừa bệnh lý sâu răng, viêm nướu hiệu quả.
Vì ngay cả khi bạn thực hiện chải răng kỹ càng trong 2 phút, đảm bảo chải cả mặt trong lẫn mặt ngoài thì phần kẽ răng vẫn có khả năng bị bỏ sót. Vì vậy, sau khi đánh răng, bạn nên dùng chỉ nha khoa để việc làm sạch được tối ưu.
Hiện nay, vì nguyên nhân thẩm mỹ mà rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu rằng việc dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng? Câu trả lời là không khi bạn sử dụng chỉ nha khoa phù hợp và đúng cách. Đây cũng là ưu điểm mà các chuyên gia nha khoa Đông Nam khuyến khích nên dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng.
Khi sử dụng chỉ nha khoa đúng cách, chọn loại chỉ tơ chất lượng với kích thước mỏng mềm và độ bền chắc cao sẽ không chỉ đạt hiệu quả làm sạch triệt để mà còn không gây tình trạng thưa răng.
Ngược lại, nếu dùng chỉ nha khoa kém chất lượng, kích thước lớn, sau một thời gian rất dễ làm thưa răng. Chính vì vậy mà việc dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không còn phụ thuộc lớn vào loại chỉ tơ mà bạn đang dùng.
II. Tại sao nên dùng chỉ nha khoa thay thế cho tăm xỉa răng?
Hầu hết người Việt đều có thói quen dùng tăm xỉa răng nhiều hơn so với việc dùng chỉ nha khoa bởi vì tăm xỉa răng phổ biến, giá thành rẻ, có mặt trong mọi gia đình, quán ăn, nhà hàng.
Theo các chuyên gia nha khoa, dùng tăm tre nhọn không phải là giải pháp tốt cho sức khỏe răng miệng, chúng có khả năng khiến kẽ răng thưa dần ra, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đồng thời tăm tre nhọn còn tăng nguy cơ tổn thương nướu, chảy máu chân răng, tụt nướu.
Chỉ nha khoa được xem là giải pháp toàn diện nhất. Nhờ vào cấu trúc mềm, mảnh và dai mà chỉ nha khoa có thể len lỏi vào kẽ răng hẹp nhất, nơi bàn chải không thể tiếp cận để làm sạch tối đa mảng bám, vụn thức ăn hằng ngày nhưng không làm tổn thương nướu, thưa kẽ răng.
III. Những điều nên tránh khi sử dụng chỉ nha khoa
Để quá trình dùng chỉ nha khoa mang lại hiệu quả làm sạch tốt nhất và không gây thưa răng, bạn cần tránh làm những điều sau:
1. Sử dụng chỉ nha khoa với tần suất quá nhiều
Đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác về tần suất sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày. Tuy nhiên, quá trình hình thành mảng bám trong miệng lại diễn ra liên tục.
Theo đó, vi khuẩn sẽ cần 4 – 12 tiếng để phát triển trên mảng bám. Căn cứ theo đó, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa 1 lần/ngày và tối đa là 3 lần/ngày nếu thấy thức ăn mắc kẹt ở kẽ răng nhiều sau khi ăn.
Việc sử dụng chỉ nha khoa quá nhiều lần trong ngày sẽ không mang lợi ích. Thậm chí, nếu liên tục đặt chỉ nha khoa vào kẽ răng còn có khả năng gây thưa răng, tổn thương nghiêm trọng đến mô nướu.
2. Không sử dụng chỉ nha khoa đúng loại
Hiện nay, trên thị trường cung cấp rất nhiều loại chỉ nha khoa khác nhau. Việc lựa chọn loại chỉ nha khoa không đúng kích thước, cụ thể như kẽ răng nhỏ lại cố gắng đưa sợi chỉ nha khoa lớn vào sẽ khiến các răng thưa hơn. Vì vậy mà tùy thuộc vào khoảng cách thực tế giữa các răng mà bạn có thể lựa chọn loại chỉ phù hợp.
- Trường hợp kẽ răng khít, bạn nên cân nhắc lựa chọn Superfloss hoặc chỉ nha khoa không sáp.
- Đối với khoảng trống rộng bạn có thể dùng Dental Tape để mang lại hiệu quả làm sạch tốt hơn.
- Bên cạnh đó, với những trường hợp làm cầu răng, răng Implant hoặc niềng răng, nên chọn loại chỉ tơ mỏng và mịn để không bị tổn thương trong quá trình sử dụng.
3. Dùng chỉ nha khoa quá mạnh
Khi đưa chỉ nha khoa vào kẽ răng, chỉ cần thao tác nhẹ nhàng, từ tốn đã có thể làm sạch mảng bám một cách triệt để. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại thực hiện thao tác này với lực khá lớn làm chảy máu nướu răng. Đồng thời, khi giữa các kẽ răng chịu lực ma sát mạnh trong thời gian dài có thể gây mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn.
IV. Hướng dẫn dùng chỉ nha khoa đúng cách
Cách sử dụng chỉ nha khoa gồm các bước cụ thể sau:
- Bước 1: Lấy một đoạn chỉ nha khoa vừa đủ, tầm 45 – 60 cm. Quấn chỉ nha khoa vài vòng quanh hai ngón tay giữa để cố định sợi chỉ, chừa đoạn giữa dài tầm 3 – 5 cm.
- Bước 2: Giữ sợi chỉ bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ. Sau đó luồn chỉ vào giữa hai răng. Nhẹ nhàng lướt sợi chỉ nha khoa lên xuống để mảng bám được loại bỏ.
- Bước 3: Lặp lại thao tác tương tự ở những kẽ răng khác. Khi hoàn tất, lấy nhẹ sợi chỉ ra ngoài rồi súc miệng lại với nước hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng.
Lưu ý, với những người không dùng chỉ nha khoa thường xuyên thì bạn sẽ thấy có một ít máu ở vùng nướu. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ biến mất khi đã sử dụng quen.
Ngược lại, nếu thấy hiện tượng chảy máu luôn xuất hiện mỗi lần dùng chỉ nha khoa thì rất có thể bạn đã thao tác sai cách hoặc lựa chọn kích thước chỉ tơ nha khoa không phù hợp. Vì vậy hãy xem xét thật cẩn thận.
Bên cạnh đó, hãy lưu ý rằng chỉ nha khoa không thể thay thế việc chải răng hằng ngày. Hiệu quả làm sạch răng miệng tốt nhất là khi biết kết hợp chải răng với việc dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn.
Dùng chỉ nha khoa có làm thưa răng không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, khi lựa chọn kích thước chỉ nha khoa phù hợp, sử dụng đúng cách thì việc làm thưa răng là điều không thể xảy ra. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ vào số hotline 0972 411 411 để được giải đáp ngay.
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?