Không chỉ tiềm ẩn các nguy cơ mắc bệnh lý mà răng khôn còn dễ gặp phải tình trạng sứt mẻ gây nhiều khó chịu bệnh nhân. Vậy khi răng khôn bị mẻ có cần phải phục hình lại hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này.
I. Răng khôn là răng nào?
Mỗi người trưởng thành thường có 4 răng khôn. Chúng nằm ở vị trí thứ 8 và cũng là vị trí cuối cùng của cung hàm.
Mặt khác, số lượng răng khôn mọc ở mỗi cá nhân không đồng đều. Một số người chỉ có 1, 2 hoặc 3 răng khôn, thậm chí có trường hợp không mọc răng khôn do cơ địa khác nhau.
Không giống như các răng vĩnh viễn khác, răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 18 – 25 khi xương hàm đã phát triển gần như hoàn thiện và mô nướu cũng cứng chắc hơn trước. Do đó, chúng mọc lên khá khó khăn, nguy cơ mọc sai lệch tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe răng miệng.
II. Răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng gì?
Răng khôn mọc lệch nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ gây ra nhiều tác hại nguy hiểm như:
- Sưng đau kéo dài: Quá trình mọc răng khôn thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân. Các cơn đau này thường không liên tục, lặp đi lặp lại nhiều lần và chỉ dứt hẳn khi răng khôn ngừng phát triển.
- Viêm lợi trùm: Răng khôn mọc lệch, lợi trùm bao bọc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, thức ăn xâm nhập, tích tụ, hình thành ổ viêm lợi trùm, gây hôi miệng.
- Hư hỏng răng số 7: Trên thực tế, rất ít trường hợp răng khôn mọc thẳng, đa số chúng đều mọc ngầm, lệch lạc. Thậm chí đâm vào răng số 7, làm tiêu hỏng một phần thân và chân của răng này.
- Nang quanh thân răng khôn: Trong 1 số ít trường hợp, răng khôn mọc ngầm trong xương hàm, dẫn đến sự hình thành u nang quanh răng.
- Bệnh lý răng miệng: Vì răng khôn nằm sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh sạch sẽ. Vi khuẩn, vụn thức ăn rất dễ đọng lại ở vị trí này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khiến răng khôn bị mẻ vỡ.
Vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn thường không có chức năng ăn nhai. Sự tồn tại của chúng thường không cần thiết. Do đó, khi chúng có dấu hiệu mọc ngầm, lệch lạc hoặc dị dạng, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ đi.
Sau khi nhổ răng khôn, chức năng ăn nhai của hàm gần như không bị ảnh hưởng.
Thế nhưng, không phải tất cả răng khôn đều cần được nhổ đi. Bạn hoàn toàn có thể giữ lại chiếc răng này nếu chúng mọc thẳng, không xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng, nguy cơ biến chứng thấp.
III. Răng khôn bị mẻ có cần phải phục hình lại không?
Khi các răng vĩnh viễn từ số 1 – 7 bị sâu hỏng, chấn thương (gãy, vỡ, mẻ răng…), bác sĩ thường ưu tiên thực hiện các phương pháp điều trị phục hồi như trám răng, bọc răng sứ…
Riêng với răng khôn bị mẻ, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên nhổ đi. Nguyên nhân là do:
- Vì nằm quá sâu trong cung hàm nên răng khôn thường không có chức năng ăn nhai.
- Việc vệ sinh răng khôn là khá khó khăn, nguy cơ cao gây nhiều bệnh lý răng miệng.
- Hiện tượng tiêu xương hàm sau khi mất răng khôn thường không đáng kể, các mô cơ sẽ lấp đầy các khoảng trống này
Theo các chuyên gia nha khoa, độ tuổi tốt nhất để nhổ răng khôn là từ 18 – 25. Sau độ tuổi này, các mô xương hàm đã hoàn thiện, cứng chắc nên việc loại bỏ răng khôn sẽ phức tạp và lành thương lâu hơn.
IV. Kỹ thuật nhổ răng khôn
Tại Nha khoa Đông Nam, kỹ thuật nhổ răng khôn không đau được thực hiện bằng máy siêu âm hiện đại, quy trình thực hiện thường trải qua các bước sau:
1. Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ thăm khám, chụp X – Quang để xác định tình trạng cụ thể của chiếc răng cần điều trị và các mô xung quanh. Từ đó, lập kế hoạch nhổ răng phù hợp và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân.
2. Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Đây là một thao tác cơ bản, gần như được thực hiện trong mọi ca nhổ răng, dù là răng khôn hay răng thường. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Sau đó, gây tê vùng răng cần điều trị để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong quá trình nhổ răng.
3. Bước 3: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ tiến hành loại bỏ cả thân và chân răng khôn ra khỏi xương hàm. Quá trình này thường diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút/răng hoặc lâu hơn tùy vào độ khó của ca nhổ.
4. Bước 4: Hướng dẫn chăm sóc
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ cho bệnh nhân cắn bông gạc để cầm máu, kê toa thuốc giảm đau, kháng viêm và hướng dẫn họ chăm sóc, vệ sinh vết nhổ tại nhà.
Trên thực tế, việc răng khôn bị mẻ nên nhổ hay phục hình còn phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của mỗi người. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp.
Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
- Cách xử lý khi răng bị mẻ bể lớn hoặc gãy
- Răng hàm bị mẻ có trám được không?
- Răng cửa bị mẻ có trám được không?
Xem thêm nhổ răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?