Răng hàm có thay không chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bởi răng hàm giữ chức năng ăn nhai cực kỳ quan trọng, giúp thức ăn được nghiền đủ nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày để tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả. Vậy nên bất kỳ vấn đề nào xảy ra với chiếc răng này sẽ đều ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ăn nhai hằng ngày, thậm chí tiềm ẩn nhiều tác hại cho sức khỏe răng miệng.
I. Răng hàm là gì?
Bé bắt đầu mọc răng sữa từ 6 tháng tuổi, hoàn thiện bộ 20 chiếc, bao gồm 4 Răng cửa giữa, 4 Răng cửa bên, 4 Răng nanh và 8 Răng hàm (răng cối).
Người trưởng thành sở hữu một bộ 32 chiếc răng vĩnh viễn, bao gồm 4 Răng cửa giữa, 4 Răng cửa bên, 4 Răng nanh, 8 Răng hàm nhỏ, 12 Răng hàm lớn (tính luôn cả răng khôn).
Răng hàm lớn đóng vai trò ăn nhai chính, đảm nhiệm lực nhai mạnh mẽ nhất trong toàn bộ cung hàm. Chúng nằm ở vị trí cuối cùng của mỗi cung hàm, bao gồm 3 chiếc ở mỗi bên và có thể có thêm răng khôn mọc sau cùng khi đến tuổi trưởng thành. Hai chiếc răng hàm sữa trước đây sẽ phát triển thành 2 chiếc răng tiền hàm sau khi thay răng.
Xét về đặc điểm cấu tạo thì mỗi chiếc răng hàm đều có các thành phần tương tự như những răng còn lại trên cung hàm, bao gồm: men răng, ngà răng và tủy răng.
Chức năng chính của răng hàm là nhai và nghiền thức ăn đủ nhỏ trước đi đưa xuống dạ dày. Thông qua đó góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng, hấp thu dinh dưỡng hiệu quả và duy trì sức khỏe tốt hơn.
II. Trẻ bao nhiêu tuổi thì mọc răng hàm?
Vào độ tuổi 6, trẻ em sẽ bước vào giai đoạn thay răng sữa, kéo dài đến khoảng 12 – 13 tuổi. Thứ tự thay răng sữa ở mỗi trẻ có thể khác nhau đôi chút, nhưng thường sẽ tuân theo một quy trình chung.
- Từ 6 – 7 tuổi: thay 2 Răng cửa giữa hàm dưới.
- 7 tuổi: thay 2 Răng cửa giữa hàm trên.
- Từ 7 – 8 tuổi: thay 2 Răng cửa bên hàm dưới (răng số 2).
- 8 tuổi: thay 2 Răng cửa bên hàm trên.
- 9 – 10 tuổi: thay 2 Răng hàm số 4 hàm dưới.
- 10 – 11 tuổi: thay 2 Răng nanh hàm dưới.
- 11 tuổi: thay 2 Răng hàm số 5 hàm trên.
- 11 – 12 tuổi: đánh dấu sự thay thế của 2 Răng hàm số thứ 4 hàm trên và 1 Răng nanh (răng số 3) hàm dưới.
- 12 tuổi: thay 2 Răng hàm số 5 hàm trên.
III. Răng hàm có thay không?
Theo như quy luật tự nhiên, khi đến một độ tuổi nhất định, trẻ em sẽ mất đi những chiếc răng sữa và thay thế bằng bộ răng vĩnh viễn chắc khỏe hơn, hỗ trợ ăn nhai dễ dàng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Với vấn đề răng hàm có thay không chúng ta có thể phân chia thành 2 trường hợp như sau:
1. Trường hợp răng hàm có thay răng
Khi đến giai đoạn thay răng, những chiếc răng hàm sữa đã mọc từ trước sẽ lung lay và nhường chỗ cho mầm răng mới mọc lên.
Thường thì răng hàm lớn số 1 và răng hàm lớn số 2 ở cả 2 hàm răng sữa là những chiếc răng sữa được thay thành răng vĩnh viễn vào khoảng độ tuổi từ 10 – 12 tuổi. Những chiếc răng hàm có thay răng này sẽ được gọi là răng tiền hàm khi thay răng trở thành răng vĩnh viễn.
Khi trẻ vào độ tuổi thay răng sữa thì các bậc phụ huynh nên lưu ý không tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tốt nhất nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, tùy vào hướng mọc của răng như thế nào thì mới có cách nhổ răng sữa an toàn.
2. Trường hợp răng hàm không thay răng
Trường hợp răng hàm không thay răng là những chiếc răng hàm lớn, hay còn gọi là răng hàm số 6 và số 7 trong bộ răng vĩnh viễn.
Không giống như các răng khác trải qua quá trình thay răng sữa, những chiếc răng này là răng vĩnh viễn tự mọc lên, chỉ mọc một lần và tồn tại suốt đời nên cần được chăm sóc cẩn thận.
Bên cạnh đó những chiếc răng này có thời gian mọc lên sau cùng vào độ tuổi 13 trở đi. Vì vậy chúng sẽ giữ chức năng chính quan trọng nhất giúp việc ăn uống hàng ngày của hàm răng đảm bảo tốt nhất.
IV. Cách chăm sóc răng miệng chắc khỏe dành cho bạn
Răng hàm nắm giữ chức năng ăn nhai quan trọng nên việc chăm sóc răng kém dễ dẫn đến nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng.
Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ cần phải chú ý thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống lành mạnh, tránh thói quen xấu. Như vậy mới bảo vệ được hàm răng luôn khỏe mạnh, ngừa bệnh lý nguy hiểm xảy ra.
Khi trẻ còn nhỏ phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ vệ sinh, chải răng đúng cách, duy trì đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và trước khi ngủ. Đồng thời sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút cũng cần chải răng sạch để tránh tích tụ nhiều mảng bám, thức ăn thừa.
Việc chải răng đúng cách cần đảm bảo thực hiện tốt ở mọi đối tượng từ nhỏ đến lớn. Hãy chú ý chải răng với lực vừa phải, chỉ chải theo chiều dọc hoặc chải tròn. Tuyệt đối không chải răng quá mạnh theo chiều ngang vì dễ gây mòn răng, chảy máu nướu.
Lựa chọn những bàn chải mềm, kích cỡ nhỏ gọn, kem đánh răng có chứa nồng độ flour phù hợp theo từng độ tuổi nhằm giúp quá trình làm sạch răng diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài bàn chải đánh răng, việc sử dụng các dụng cụ phụ trợ như chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước là điều cần thiết để loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám bám trên răng nướu.
Xây dựng thói quen ăn uống dinh dưỡng, chọn lựa các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng, uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
Tránh các món nhiều đường, đồ ăn nhiều axit,…đều là nguyên nhân gây sâu răng hàng đầu.
Hạn chế các thói quen xấu như mút tay, đẩy lưỡi, ngậm vú giả,… đều khiến cho răng dễ sai lệch khớp cắn.
Không ăn nhai các món quá dai, cứng hay dùng răng để mở đồ vật, hạn chế việc nhai đá lạnh, xỉa răng bằng tăm, nghiến răng,… vì chúng có thể dẫn đến nguy cơ sứt mẻ, gãy vỡ răng rất nguy hiểm.
Định kỳ 6 tháng/lần hãy dành thời gian đến nha khoa khám răng tổng quát, cạo vôi răng để bảo vệ hàm răng sạch khỏe dài lâu, ngăn ngừa tối đa các bệnh lý xảy ra.
Trên đây là thông tin về răng hàm có thay không hy vọng sẽ hữu ích với mọi người. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về sức khỏe răng miệng nào khác hãy gọi đến tổng đài 19007141 để được giải đáp nhanh chóng. Hoặc bạn có thể đến Nha Khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Một chiếc răng sữa mọc trong bao lâu?
- Có răng mọc thừa giữa 2 răng cửa thì phải làm sao?
- Không mọc răng khôn là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?