Phải làm gì khi bị chảy máu ở răng sâu? – Sâu răng khá phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa có cách chăm sóc xử lý hiệu quả khi mắc bệnh, các biến chứng đau nhức chảy máu ở răng sâu cần phải được chữa trị sớm tránh lây lan sang cả khoang miệng.
Sâu răng là hiện tượng cấu trúc răng bị tổn thương mà nguyên nhân là do mảng bám, cao răng gây ra. Vi khuẩn tồn tại trong mảng bám vôi răng phát triển và phá hủy bề mặt răng, ăn sâu dần vào bên trong cấu trúc răng. Hậu quả là gây ra tình trạng viêm nhiễm, hoại tử tủy nghiêm trọng nhất là mất răng.
Chảy máu ở răng bị sâu là hiện tượng tủy răng bị kích ứng, viêm nhiễm nặng gây ra chảy máu răng kết hợp với cơn đau từ tủy viêm nhiễm gây ra những cơn đau nhức tận óc cho bệnh nhân. Ngoài ra, viêm tủy răng còn có khả năng gây ra tình trạng áp xe chân răng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị sớm.
I. Nguyên nhân của tình trạng sâu răng chảy máu:
➣ Ở thời điểm ban đầu, sâu răng được phát hiện chủ yếu qua những cơn đau nhức, ê buốt và các đốm đen nhỏ trên răng.
➣ Nếu để lâu không điều trị triệu chứng này sẽ ngày một nặng thêm và bạn sẽ cảm thấy đau nhức ngay vùng nướu bên dưới chiếc răng sâu với sự xuất hiện tình trạng chảy máu kéo dài. Khi tiếp xúc với đồ ăn, thức uống nóng lạnh bạn sẽ thấy ê nhức tê tái, chảy máu có thể nhiều hơn.
Sâu răng bị chảy máu không thể coi thường, đây là một dấu hiệu cảnh báo rất nguy hiểm với sức khỏe. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:
– Sâu răng lây lan xung quanh khiến vùng nướu răng cũng bị ảnh hưởng, khiến mối liên kết giữa nướu răng và chân răng, thân răng trở nên yếu hơn. Răng dễ bị lung lay còn nướu rất dễ bị tổn thương, chảy máu khi có tác động nhẹ từ bên ngoài khi chải răng, súc miệng, ăn uống,…
– Vi khuẩn sâu răng ăn vào tủy gây ra hư hỏng, chết tủy, tủy lây lan hoại tử xuống phần nướu răng bên dưới hình thành viêm nhiễm, chảy máu. Nướu có thể bị sưng và chảy mủ khi chạm nhẹ.
– Vi khuẩn sâu răng ăn sâu xuống vùng nền hàm, tạo ổ khuẩn (áp-xe). Lâu dần, các áp-xe bung ra gây chảy máu.
II. Phải làm gì khi bị chảy máu ở răng sâu?
Khi bị chảy máu ở răng sâu nghĩa là tình trạng viêm nhiễm tủy răng đã xảy ra, nguy cơ mất răng cực cao. Lúc này các phương án điều trị tại nhà vừa không có hiệu quả ngăn chặn chảy máu vừa có thể khiến cho tình trạng diễn biến nặng hơn.
Các bạn cần đến ngay nha khoa để nha sĩ tiến hành khám, kiểm tra chụp film X-quang xem xét mức độ viễm nhiễm tủy răng từ đo đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất trong từng trường hợp.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh và làm sạch vùng chảy máu ở răng sâu, loại bỏ mảng bám vôi răng ngăn không cho chúng phát triển thêm hay ảnh hưởng đến kết quả sau điều trị.
Căn cứ vào mức độ tổn thương, có thể bảo tồn hoặc không bảo tồn được chiếc răng sâu bị chảy màu này:
1. Viêm tủy còn có thể điều trị
Bác sĩ sẽ chữa viêm tủy sau đó trám bít ống tủy ngăn không cho vi khuẩn lây lan và hình thành áp-xe. Phục hình bảo tồn răng bằng bọc sứ là chỉ định cần thiết giúp răng chắc khỏe, bảo vệ răng đã lấy tủy bên trong.
2. Viêm tủy không thể điều trị, không thể bảo tồn được răng
Bác sĩ thực hiện nhổ chiếc răng sâu này, vệ sinh vùng nướu răng chảy máu viêm nhiễm. Phục hình răng mới bằng phương pháp cấy ghép răng Implant khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ là điều cần thiết nhất hiện tại.
Trong trường bị chảy máu ở răng sâu, trước khi đến nha khoa xử lý bạn có thể hạn chế được tình trạng chảy máu bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
– Dùng nước muối sinh lý súc miệng nhằm sát khuẩn, ngăn chặn chảy máu và nhiễm trùng nướu răng lây lan sang các khu vực răng khỏe mạnh khác. Nên ngậm nước muối và đảo đều đề dung dịch thấm vào nướu và răng, có thể các bạn cảm thấy hơi bị rát nhưng cố chịu đựng nhé! Cũng có thể tự pha nước muối ấm tại nhà, không được pha quá mặn hoặc quá loãng.
– Nên sử dụng các loại thức ăn mềm, tăng cường các loại rau xanh trái cây giàu vitamin C để làm dịu cơn đau ở nướu.
– Tránh ăn nhai các loại thức ăn cứng, không nên uống cà phê, bia rượu, các thức ăn quá nóng hay đồ uống quá lạnh.
– Khi ăn tránh nhai ở vùng răng đang bị đau.
– Sử dụng một số giải pháp giảm đau như: ngậm nước lá bàng non, lá ổi, dầu đinh hương, giấm táo,…
III. Chăm sóc răng miệng ngăn ngừa chảy máu ở răng sâu
Cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng chảy máu ở răng sâu là vệ sinh răng miệng đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý:
✤ Vệ sinh răng miệng đúng cách với mục tiêu ngăn chặn sự hình thành vôi răng, mảng bám gây ra tình trạng sâu răng. Như vậy chảy máu ở răng sâu cũng sẽ không xuất hiện.
– Chăm sóc răng miệng bằng chải răng đúng và đủ thời gian khoảng 2 phút, bạn có thể dụng bàn chải tay hoặc bàn chải bằng điện nhưng nhớ chọn loại có lông bàn chải mềm không làm xước nướu.
– Nên thay bàn chải 3 tháng/lần tránh cho vi khuẩn có hại tồn tại lâu dài trên bàn chải ảnh hưởng đến răng.
– Sử dụng nước súc miệng đều đặn ngày 2-3 lần loại bỏ vi khuẩn và làm sạch răng miệng cũng như đem lại hơi thở thơm mát cho bạn.
– Chỉ nha khoa là một dụng cụ không thể thiếu để lấy sạch vụn thức ăn, mảng bám nơi các kẽ răng mà bàn chải khó lòng thực hiện được.
✤ Chế độ dinh dưỡng hợp lý với mục đích tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cho răng và nướu chắc khỏe chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại có trong mảng bám.
– Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, cá,…
– Tránh các loại thực phẩm giàu đường và tinh bột, các loại thức ăn chế biến sẵn.
– Ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho cơ thể giàu vitamin C, D như: dâu, cam, bưởi, kiwi,…
Ngoài ra, các bạn hãy lên lịch khám và kiểm tra định kỳ tại nha khoa để phát hiện và điều trị sớm các dấu hiệu sâu răng. Cạo vôi răng là biện pháp cực kỳ tốt ngăn chặn vi khuẩn lây lan phá hủy cấu trúc răng hình thành sâu răng chảy máu.
Phải làm gì khi bị chảy máu ở răng sâu? Các bạn nên nhanh chóng xử lý chảy máu và đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra chữa trị thích hợp nhất.
Nếu muốn chữa chảy máu răng sâu dứt điểm hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Lấy cao răng giá bao nhiêu tiền?
- Nướu răng bị teo có sao không?
- Nướu răng dễ chảy máu
- Quy trình cạo vôi răng đạt chuẩn hiện nay
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Sâu răng nên kiêng ăn gì?
- Bị đau răng có nên ăn thịt gà không?
- Thuốc giảm đau nhức răng tạm thời là thuốc gì?
Xem thêm chăm sóc răng miệng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?