Răng Khôn rất “Ngu”

Răng khôn là chiếc răng mọc lên rất muộn, khi hầu hết mọi người đã bước vào độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tên gọi là răng khôn nhưng thật sự lại rất ngu. Theo dõi bài viết để biết tại sao gọi là “răng ngu“.

răng khôn hay răng ngu

I. Tại sao nhiều người gọi răng khôn là “răng ngu”?

Không giống như các răng vĩnh viễn khác, răng khôn không mọc ở độ tuổi thiếu nhi (6 – 16 tuổi). Chúng thường mọc trong độ tuổi từ 17 – 25, khi xương hàm đã cứng chắc và các răng vĩnh viễn khác đã mọc đủ, ổn định.

Bạn tưởng răng khôn sẽ mọc lên bình thường và có thể hoạt động tương tự như các răng hàm khác, giúp chúng ta nhai và nghiền thức ăn?

Răng khôn là chiếc răng nằm trong cùng cung hàm
Răng khôn là chiếc răng nằm trong cùng cung hàm

Thật không may, hầu hết răng khôn đều mọc “dại”. Và gọi răng khôn là răng ngu là cách nói dân gian dí dỏm để miêu tả những phiền toái mà chiếc răng này mang lại.

  • Không có chức năng ăn nhai quan trọng: Răng khôn mọc cuối cùng và nằm sâu trong cung hàm, vị trí này không thuận lợi cho việc ăn nhai nên răng khôn được đánh giá là chiếc răng hầu như không có ý nghĩa về mặt ăn nhai.
  • Dễ gây biến chứng: Việc mọc trễ khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện, răng khôn dễ gặp các vấn đề như mọc lệch, mọc ngầm, sâu răng,… Trong nhiều trường hợp còn gây biến chứng u xương, nang răng, tổn thương dây thần kinh,…
Hầu hết răng khôn đều mọc lệch, mọc kẹt trong nướu
Hầu hết răng khôn đều mọc lệch, mọc kẹt trong nướu
  • Chi phí điều trị cao: Việc điều trị các vấn đề liên quan đến răng khôn thường phức tạp và tốn kém.

II. Khi nào nên nhổ răng khôn?

Những trường hợp cần nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để tránh biến chứng bao gồm:

  • Răng khôn mọc sai vị trí: Răng khôn mọc lệch chen chúc qua răng khác, mọc ngầm dưới nướu hoặc mọc xoay theo nhiều hướng khác nhau cần được nhổ bỏ để không làm tổn thương răng số 7 và các mô lân cận.
  • Răng khôn gây ra các biến chứng: Nếu mọc răng khôn xuất hiện các biến chứng viêm nhiễm, hình thành ổ mủ, u nang,… bạn cần nhổ răng khôn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Răng khôn có hình dáng bất thường: Kích thước hoặc hình dáng răng khôn khác biệt so với các răng còn lại cần nhổ sớm để đảm bảo ăn nhai và sức khỏe răng miệng.
  • Thực hiện niềng răng chỉnh nha: Sự tồn tại của răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng vì vậy mà đa phần các trường hợp niềng răng đều phải nhổ răng khôn.
Đa phần các trường hợp mọc răng khôn đều cần phải nhổ bỏ
Đa phần các trường hợp mọc răng khôn đều cần phải nhổ bỏ

III. Địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, chất lượng

Nha khoa Đông Nam là một trong những địa chỉ nhổ răng khôn uy tín, chất lượng với hơn 20 năm phát triển:

  • Nha khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt giàu kinh nghiệm, tay nghề vững vàng, giúp quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng.
  • Ứng dụng công nghệ máy móc hiện đại, đặc biệt là công nghệ nhổ răng piezotome hạn chế tối đa xâm lấn, lành thương nhanh.
  • Hệ thống vô trùng đạt chuẩn, đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.
  • Chi phí hợp lý, được niêm yết minh bạch trên website, không phát sinh trong quá trình điều trị. Ngoài ra, nha khoa còn có nhiều chương trình ưu đãi giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí.
Nha khoa Đông Nam là địa chỉ nhổ răng khôn uy tín chất lượng
Nha khoa Đông Nam là địa chỉ nhổ răng khôn uy tín chất lượng

IV. Cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn mọc ngu

Điều quan trọng là giữ cho các vị trí nhổ răng “càng sạch càng tốt” đến khi các mô lành hẳn và ổn định. Để làm được điều này, bạn cần phải lưu ý đến chế độ vệ sinh răng miệng và ăn uống.

  • Theo các chuyên gia nha khoa, sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể đánh răng như bình thường, nhưng cần tránh khu vực vết nhổ.
  • Khi đánh răng, thao tác nên chải nhẹ nhàng, tránh tác động đến cục máu đông khiến vết thương lâu lành.
  • Song song với đó, hãy tạm thời ngưng sử dụng các dung dịch súc miệng để quá trình lành thương diễn ra thuận lợi. Nước muối tự pha cũng nằm trong danh sách chống chỉ định tạm thời, bởi chúng không đảm bảo được nồng độ và vệ sinh vô trùng.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, ít sử dụng lực nhai như cháo, soup, sữa… Có thể sử dụng thêm nước trái cây để bổ sung thêm nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Ưu tiên thức ăn mềm dễ nhai
Ưu tiên thức ăn mềm dễ nhai
  • Tránh thức ăn cứng, dai, nóng, cay, chua vì có thể gây kích ứng vết thương và đau nhức hơn.
  • Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia. Các chất kích thích này có thể làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện chườm lạnh trong 24 giờ đầu để giảm sưng tấy và đau nhức.
  • Tái khám theo lịch hẹn của nha khoa nhằm kiểm tra quá trình lành thương, đảm bảo an toàn.
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ
Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Hy vọng những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Vì sao răng khôn còn gọi là răng ngu?”. Nếu cần được tư vấn thêm, hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn