Có nhiều nguyên nhân khiến răng nhai bị đau, ê buốt khi ăn uống. Ngoài việc làm cho bệnh nhân cảm thấy khó chịu, hiện tượng này còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Mục Lục
I. Vị trí và cấu tạo của các răng nhai
Răng nhai là tên gọi của răng số 6, số 7 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong. Mỗi người thường có 8 răng nhai, chia đều cho hai hàm. Mỗi hàm 4 răng.
Cấu trúc của răng nhai thường có ba lớp, gồm: men răng, ngà răng và tủy răng.
✦ Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng và không có dây thần kinh cảm giác nên không biết đau.
✦ Lớp kế tiếp là ngà răng. Vì giữa các tế bào ngà có những ống nhỏ chứa dây thần kinh và mạch máu nên ngà răng có cảm giác với nhiệt độ nóng lạnh, vị chua ngọt của thức ăn và một số kích thích khác.
✦ Tủy răng nhai bao gồm buồng tủy ở thân răng và ống tủy ở các chân răng. Tủy răng có chức năng cảm nhận và dẫn truyền cảm giác nóng, lạnh, ê buốt, đau… khi răng bị kích thích. Các vấn đề về tủy răng thường gây cảm giác đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.
Ở các răng khỏe mạnh, ngà và tủy răng được bao bọc, bảo vệ bởi men răng – mô xương cứng nhất trong cơ thể người. Thế nhưng, vẫn có một lí do nhất định khiến ngà và tủy răng bị lộ ra ngoài, gây đau nhức, ê buốt cho bệnh nhân.
II. Nguyên nhân khiến răng nhai bị đau, ê buốt khi ăn uống
Hiện tượng đau, ê buốt răng nhai khi ăn uống có thể xảy ra theo nhiều cách. Đó có thể chỉ là một cơn đau thoáng qua hoặc kéo dài nhiều giờ, thậm chí là vài ngày. Trong đó, tồi tệ nhất là những cơn đau răng nhai do các vấn đề về tủy, chúng thường rất dữ dội.
Nguyên nhân của hiện tượng này là các vấn đề liên quan đến cấu trúc răng như sâu răng, viêm tủy, chấn thương…
1. Sâu răng, viêm tủy
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của hiện tượng đau, ê buốt răng nhai khi ăn uống. Đây là một bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Gần như tất cả mọi người đều có thể bị sâu răng.
Sâu răng nhai ban đầu chỉ là các đốm nhỏ có màu xám hoặc đen trên bề mặt răng. Thường nằm ở cổ răng hoặc đáy hố rãnh trên mặt nhai. Lớp men răng ở các vị trí này thường mỏng hơn những nơi khác, dễ bị axit ngấm vào tạo thành các lỗ sâu.
Nếu không được điều trị kịp thời, các lỗ sâu sẽ ăn sâu vào răng và tủy răng, khiến cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn uống, đặc biệt là các thực phẩm nóng, lạnh.
2. Chấn thương răng
Khi răng bị nứt, vỡ, mẽ, gãy… ngà răng và tủy răng có thể bị lộ ra ngoài làm cho bệnh nhân cảm thấy ê buốt, đau nhức khi ăn uống.
Nếu không được khắc phục kịp thời, vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác có thể tấn công vào ngà răng và tủy răng, gây sâu răng, viêm tủy…
Song song với đó, các răng bị chấn thương sẽ không thể tự hồi phục lại hình dáng ban đầu. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp phục hình phù hợp, thường là trám răng hoặc bọc răng sứ.
3. Mòn răng quá mức
Thực tế, răng của chúng ta sẽ mòn dần đi theo thời gian do ma sát khi ăn nhai. Như vậy, tuổi càng cao, răng bị mài mòn càng nhiều. Hiện tượng này thường không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Thế nhưng, vẫn có một số nguyên nhân nhất định khiến chúng bị mài mòn nhanh hơn bình thường, thường gặp nhất là thói quen đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang, dùng răng cắn các vật cứng, nghiến răng… Những hành động này sẽ làm tăng lực ma sát, khiến răng bị mài mòn nhanh hơn.
Các vị trí dễ bị mài mòn nhất là cổ răng và mặt nhai của răng. Biểu hiện dễ thấy nhất là mặt nhai của răng bị mòn hình chén hoặc miệng núi lửa, có màu vàng của ngà răng hoặc các múi răng lạng dần đi, không còn đầy đặn như ban đầu.
Cổ răng bị mòn thường bị khuyết vào trong, có màu càng của ngà răng, xung quanh có viền trắng của men răng.
Răng nhai bị mòn quá mức thường bị đau, ê buốt khi bệnh nhân ăn uống, đặc biệt là các thực phẩm lạnh.
4. Bệnh về nướu và các mô xung quanh răng
Nướu răng bị bệnh thường sưng phồng, có màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm, dễ chảy máu khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài như ăn uống, chải răng, dùng chỉ nha khoa… Một số trường hợp có thể hình thành các ổ mủ ở giữa răng và nướu.
Nếu không được điều trị, bệnh sẽ lây lan dần xuống các mô bên dưới, gây ra bệnh nha chu, lâu dài có thể gây tụt nướu răng, tiêu xương ổ răng, thậm chí có thể làm cho răng bị lung lay và rụng đi.
Bệnh về nướu có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra tình trạng đau, ê buốt răng khi ăn uống. Nướu răng bị bệnh thường nhạy cảm hơn bình thường, dễ bị đau nhức, ê buốt.
Song song với đó, bệnh sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe của răng. Sự suy giảm kích thước của mô nướu có thể làm cho chân răng bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng, gây sâu răng, viêm tủy.
5. Phục hình sai kỹ thuật
Chẳng hạn, nếu miếng trám không che phủ hoàn toàn các mô ngà hoặc mão răng sứ không được sát khít với răng thật do thực hiện sai kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân làm cho răng bị đau, ê buốt khi ăn uống.
Như vậy, có thể thấy, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng đau, ê buốt răng khi ăn uống thường xuất phát từ các thói quen hằng ngày, bao gồm cả cách chăm sóc vệ sinh răng miệng và cách ăn uống.
III. Biện pháp khắc phục tình trạng răng nhai bị đau, ê buốt khi ăn uống
Cách duy nhất để khắc phục triệt để hiện tượng răng nhai bị đau, ê buốt khi ăn uống là áp dụng các biện pháp điều trị chuyên khoa.
Điều đó đồng nghĩa với việc khi bạn phải đến gặp bác sĩ để được bác sĩ khám, xác định nguyên nhân khiến cho các răng nhai bị đau, ê buốt và có kế hoạch điều trị phù hợp.
– Trường hợp răng nhai bị đau, ê buốt do bệnh lý tại chỗ, bác sĩ sẽ loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị ảnh hưởng và trám răng hoặc bọc răng sứ để khôi phục lại hình dáng thẩm mỹ và bảo vệ cho răng.
– Trường hợp răng nhai bị đau, ê buốt do bệnh về nướu, tùy vào tình trạng răng miệng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, thường là cạo vôi răng, rạch áp xe răng, nạo mủ – đánh bóng mặt răng…
– Trường hợp răng nhai bị đau, ê buốt do chấn thương, tùy vào số lượng các mô răng bị mất, các sĩ sẽ chỉ định phương pháp phục hình phù hợp, nếu mất ít sẽ chỉ định trám răng. Nếu mất nhiều sẽ chỉ định bọc răng sứ.
Trong trường hợp răng bị tổn thương quá nặng và không thể phục hình được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng và trồng lại bằng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
Trên đây là mốt số nguyên nhân khiến răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm răng ê buốt: