Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về răng sứ, hôm nay chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin về sự so sánh độ cứng của răng sứ với răng thật theo bài viết dưới đây.
Răng sứ được xem là một giải pháp không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mới cho hàm răng mà còn giúp bảo vệ răng thật một cách tốt nhất do sự cứng chắc của mình. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn phân vân về độ cứng, độ bền chắc của răng sứ không bằng răng thật. Vậy chúng ta hãy so sánh độ cứng của răng sứ với răng thật có sự khác biệt ở chỗ nào nhé.
Độ cứng của răng sứ với răng thật
1. Độ cứng của răng thật
Răng thật của con người được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là: men răng, ngà răng và tủy răng. Đây cũng là phần cứng nhất và chứa hàm lượng khoáng chất cao nhất trong cơ thể con người.
Men răng là phần cứng nhất, cấu tạo từ những tinh thể canxi phốt phát dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng, vì vậy mà men răng có tác dụng bảo vệ những bộ phận khác bên trong của răng. Ở người, độ dày men răng tỏ ra không đồng đều: dày nhất ở đỉnh (lên đến 2.5 mm) và mỏng nhất ở vùng biên.
Chất khoáng chính của men răng là Hydroxyapatite, một loại canxi phốt-phát kết tinh. Các số lượng lớn chất khoáng trong thành phần men không chỉ làm tăng độ cứng mà còn độ giòn của nó. Men răng được xếp vào hạng 5 trên thang đo độ cứng Mohs khoảng 200Mpa và có suất đàn hồi Young là 83GPa.
Men răng rất bền vững, không bị vỡ, không bị xây xát, nhưng lại bị ăn mòn bởi các axit trong miệng: các thức ăn có đường sẽ kích thích những vi khuẩn trong miệng sản sinh ra axit gây sâu răng,… Và một khi men răng bị tổn thương thì sẽ không thể tự khôi phục lại như cũ được, chỉ có những biện pháp nha khoa mới có thể điều trị triệt để cho răng.
2. Độ cứng của răng sứ
Như chúng ta đều biết, răng sứ là một loại răng giả được chế tạo từ sứ nguyên chất hoặc kết hợp thêm với hợp kim loại tạo thành 2 dòng răng sứ chính hiện nay là:
– Răng sứ kim loại gồm: răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan, răng sứ kim loại quý,…
– Răng sứ toàn sứ gồm: răng sứ Emax, Zirconia, Cercon, HI-Zirconia,…
Nguyên liệu sứ dùng để chế tạo răng sứ thường được lựa chọn là những loại chất có độ cứng cao nhằm để bảo vệ tốt cho răng thật bên trong cũng như có thể khôi phục lại khả năng ăn nhai tốt như răng thật.
Răng sứ được nhận định là có độ cứng chắc của răng sứ cao gấp gần 5 lần với chỉ số chịu lực đạt 900Mpa trở lên, trong khi răng thật chỉ ở mức 200Mpa. Do đó, việc sử dụng răng sứ để thực hiện phục hình sẽ giúp răng được bền vững lâu dài, bệnh nhân cũng có thể tùy ý ăn uống những thực phẩm yêu thích mà không cần phải kiêng cử quá nhiều.
Xem thêm: Những ưu điểm vượt bậc của răng toàn sứ HI-Zirconia
Trường hợp nào nên thay thế răng thật bằng răng sứ?
Bảo tồn răng thật là nguyên tắc điều trị trong nha khoa nhưng ở một số trường hợp nhất định bệnh nhân cần thay thế răng thật bằng răng sứ để sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Răng bị sâu, gãy vỡ lớn: Nếu thực hiện trám răng composite, miếng trám sẽ dễ bong tróc, sử dụng không được lâu. Trong khi đó, bọc răng sứ sẽ giúp bảo vệ răng tốt hơn, ăn nhai chắc chắn và thẩm mỹ tự nhiên.
Răng viêm tủy: Chiếc răng sau khi chữa tủy thường giòn và dễ gãy nên bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên bọc răng sứ thay vì trám composite. Mão sứ đóng vai trò tương tự như chiếc áo giáp ngăn chặn những tác nhân gây hại đến cùi răng, kéo dài tuổi thọ của răng lên đến 15 – 25 năm.
Răng bị viêm nha chu nặng: Lúc này các mô quanh răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng, xương hàm tiêu biến, răng lung lay không thể bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng và khuyến khích bệnh nhân trồng lại răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant hoặc cầu răng sứ.
Răng nhiễm kháng sinh, lệch lạc nhẹ: Nếu bạn tự ti về hàm răng khiếm khuyết của mình nhưng lại ngại thời gian niềng răng quá dài có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Bọc răng sứ không chỉ mang lại thẩm mỹ cao mà còn giúp khớp cắn đạt chuẩn, ăn nhai tốt hơn và hạn chế các bệnh về răng miệng.
Qua những thông tin so sánh độ cứng của răng sứ với răng thật mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn. Nếu các bạn còn vấn đề thắc mắc nào khác về răng sứ thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0927.411.411 để được giải đáp chi tiết hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?