Câu hỏi: “Chào bác sĩ, em có một chiếc răng bị sâu, khi thức ăn nhét vào rất đau nhức, khó chịu. Bây giờ em muốn trám răng thì có cần lấy tủy không? Mong bác sĩ tư vấn để em chuẩn bị. Em cảm ơn bác sĩ.” – Tố Quyên (27 tuổi, quận 4)
NHA KHOA ĐÔNG NAM TRẢ LỜI
Chào bạn Tố Quyên,
Trám răng là một phương pháp điều trị phục hình răng được áp dụng cho các bệnh nhân có tình trạng răng bị sứt, mẻ hoặc bị các bệnh lý răng miệng như sâu răng.
Tùy vào mức độ sâu răng như thế nào mà bác sĩ sẽ chỉ định có cần lấy tủy hay không. Chính vì vậy, bạn cần sắp xếp đến trực tiếp nha khoa để bác sĩ chụp phim kiểm tra rồi mới chỉ định là trường hợp trám răng của bạn có cần phải lấy tủy trước khi trám răng hay không.
Trám răng lấy tủy là gì?
Trám răng lấy tủy là giải pháp phục hình cho răng sau khi đã được điều trị tủy dứt điểm.
Theo đó, bác sĩ sẽ dùng chất liệu trám chuyên dụng là Composite để lấp đầy lỗ sâu hỏng, tái tạo hình thể cho phần mô răng bị tổn thương, khiếm khuyết. Từ đó giúp khôi phục được thẩm mỹ cũng như cải thiện vấn đề ăn nhai được hiệu quả hơn.
Kỹ thuật này đòi hỏi cao về độ chính xác, bác sĩ tay nghề giỏi, dày dặn kinh nghiệm, sử dụng nhiều máy móc, thiết bị chuyên dụng, công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh các biến chứng gây hại cho sức khỏe răng thật về sau.
Không pải trường hợp nào cũng có thể trám răng đã lấy tủy. Bệnh nhân tốt nhất khi có các vấn đề bệnh lý ở răng miệng cần đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám tình trạng cụ thể. Qua đó mới xác định được phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.
Ưu nhược điểm khi thực hiện trám răng chữa tủy
Ưu điểm trám răng chữa tủy
Về cơ bản trám răng sau chữa tủy sẽ cải thiện được thẩm mỹ cũng như ăn nhai được tốt hơn cho bệnh nhân.
Trám răng chỉ tác động đến những phần mô răng đã bị khiếm khuyết, gãy vỡ,… phần thân răng vẫn được bảo tồn, không xâm lấn, mài chỉnh hay tác động đến cấu trúc răng giúp bảo tồn răng thật tối ưu.
Chi phí trám răng cũng tương đối tiết kiệm, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều đối tượng.
Nhược điểm trám răng chữa tủy
Mặc dù trám răng có thể cải thiện được thẩm mỹ, ăn nhai nhưng độ bền chắc lại không được đánh giá cao.
Thực tế, răng sau khi chữa tủy đã không còn nguồn cung cấp dưỡng chất nuôi dưỡng, duy trì độ chắc khỏe như trước. Răng lúc này khá giòn yếu, có thể gãy vỡ bất cứ lúc nào nếu gặp phải lực tác động mạnh.
Miếng trám chỉ có thể giúp bệnh nhân ăn nhai được một thời gian ngắn, không thể ăn nhai được đồ quá dai cứng vì khả năng cao sẽ gây bong tróc, sức mẻ.
Bên cạnh đó, sau một thời gian dùng miếng trám cũng dễ bị ố vàng, nhiễm màu từ thực phẩm dẫn đến giảm thẩm mỹ của hàm răng.
Vậy nên, nếu điều kiện cho phép bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên ưu tiên chọn bọc sứ cho răng sau khi chữa tủy để đảm bảo được tính thẩm mỹ, độ bền chắc và khả năng bảo vệ răng thật dài lâu.
Các cách điều trị theo giai đoạn
Hiện nay, sâu răng được chia thành 3 mức độ khác nhau, bao gồm: Sâu men răng (mức độ 1), sâu ngà răng (mức độ 2) và sâu tủy răng (mức độ 3).
✤ Nếu ở giai đoạn sâu men răng hoặc sâu ngà răng
Khi vi khuẩn chỉ mới tấn công vào men răng và ngà răng, các ổ sâu chưa tấn công vào tủy răng thì không cần phải lấy tủy trước khi trám răng.
Bác sĩ chỉ tiến hành nạo bỏ hết phần men răng và ngà răng đã bị nhiễm khuẩn nhằm ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Làm sạch lỗ sâu bằng dung dịch sát khuẩn. Sau đó, tái tạo lại hình dáng thẩm mỹ ban đầu bằng vật liệu trám răng. Cuối cùng, dùng đèn quang trùng hợp để đông cứng chất trám.
➣ Xem chi tiết: BẢNG GIÁ TRÁM RĂNG SÂU NHA KHOA ĐÔNG NAM
✤ Nếu bị sâu tủy răng
Trong trường hợp vi khuẩn đã phá hủy hoàn toàn men răng và ngà răng, tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm thì điều trị nội nha lấy tủy là cần thiết.
Sự viêm nhiễm này có thể bắt nguồn từ việc răng bị sâu nặng không được điều trị kịp thời, thân răng bị nứt bên ngoài hoặc bên trong. Những tác hại này đôi khi không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng cần phải chữa trị vì có thể dẫn đến tình trạng đau nhức âm ỉ, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chết tủy, áp xe chân răng, tiêu xương hàm….
Quá trình trám răng lấy tủy tại Nha khoa Đông Nam
Lấy tủy răng không phải một kỹ thuật đơn giản trong dịch vụ nha khoa. Vì vậy luôn đòi hỏi tay nghề bác sĩ chuyên môn sâu, chuẩn xác cũng như kinh nghiệm dày dặn để đối phó với mọi trường hợp tủy bị viêm nhiễm.
Tại Nha Khoa Đông Nam, một quy trình trám răng lấy tủy chuẩn quốc tế sẽ trải qua tuần tự theo những bước sau:
– Bước 1: Thăm khám, xác định vị trí ống tủy
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát, vị trí răng bị viêm tủy và cho chụp phim X-quang. Từ đó, sẽ xác định chính xác tình trạng cũng như kiểm tra hình dạng của ống tủy để đưa ra chẩn đoán, lên phác đồ điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân.
– Bước 2: Gây tê
Gây tê tại chỗ vùng răng cần chữa tủy để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức. Giúp quy trình lấy tủy của bác sĩ được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi hơn.
– Bước 3: Mở tủy, tạo ống tủy và lấy tủy
+ Bác sĩ sẽ mở một lỗ nhỏ từ trên mặt nhai của răng đi xuống lớp tủy răng của bệnh nhân. Khi đó bác sĩ định vị được ống tủy bị hư và bắt đầu đo lường chiều dài cả ống tủy.
+ Từ đường mở tủy này, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hiện đại để làm sạch ống tủy.
+ Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Sau đó đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.
– Bước 4: Trám ống tủy, tạo hình răng sứ
Sau khi lấy sạch tủy răng, khi không còn triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám bít lại.
Răng sau khi đã lấy tủy rất yếu, giòn nên sẽ dễ bị nứt gãy khi bị tác động lúc ăn nhai. Cách tốt nhất là bọc răng sứ bên ngoài, bảo vệ răng thật bên trong để sử dụng lâu dài.
Tùy theo mức độ viêm tủy và vị trí răng mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Có trường hợp chỉ cần chữa tủy sau 1 lần đến nha khoa. Nhưng cũng có trường hợp sau 2-3 lần điều trị mới hoàn tất, nhất là với vị trí răng hàm.
Tóm lại, để biết trường hợp của mình trám răng có cần lấy tủy hay không, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chỉ định cụ thể. Tại Nha khoa Đông Nam, mình sẽ được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.
Nếu còn thắc mắc bất kì vấn đề nào khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Chi phí trám răng chữa tủy tại Nha khoa Đông Nam
Mức phí trám răng chữa tủy giá bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ viêm nhiễm của răng cũng như nhiều yếu tố khác bao gồm:
- Vị trí răng cần điều trị, số lượng ống tủy ở mỗi răng sẽ có những mức giá khác nhau.
- Mức độ viêm tủy, độ phức tạp của răng cần điều trị.
- Phương pháp điều trị tủy được áp dụng.
- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc.
Tại Nha khoa Đông Nam, chi phí điều trị tủy răng có chi phí giao động từ 700.000 – 1.500.000VNĐ/răng. Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng giá dịch vụ sau đây:
(Bảng giá cập nhật 05/04/2022)
CHỮ TỦY | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Khám và tư vấn | Miễn phí | |
Chụp X-Quang | Miễn phí | |
Chữa tủy răng cửa | 700.000 VNĐ/Răng | Không bao gồm tiền trám răng |
Chữa tủy răng tiền cối | 1.000.000 VNĐ/Răng | |
Chữa tủy răng cối lớn | 1.500.000 VNĐ/Răng | |
Trám răng kết thúc chữa tủy | 400.000 VNĐ/Răng | |
Chữa tủy lại(*) | 500.000 VNĐ/Răng | (*) = Giá chữa tủy + 500.000 VNĐ/1 Răng |
Cùi giả kim loại | 400.000 VNĐ/Răng | |
Cùi giả sứ | 2.000.000 VNĐ/Răng |
Bảng chi phí dịch vụ chữa tủy
Chi phí điều trị tủy răng sẽ được tính theo công thức:
Chí phí trám răng chữa tủy = Chi phí lấy tủy răng + Giá trám răng
Ví dụ: bạn chữa tủy và trám răng vị trí răng cửa, có 1 chân răng duy nhất, ống tủy nhỏ và thẳng nên việc điều trị sẽ dễ dàng, ít thời gian hơn so với các răng hàm nhiều chân.
Chi phí trám răng chữa tủy = Chi phí chữa tủy răng cửa + Phí trám răng
- 700.000 + 400.000 = 1.100.000VNĐ.
Tóm lại, để biết trường hợp của mình trám răng có cần lấy tủy hay không, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và chỉ định cụ thể. Tại Nha khoa Đông Nam, mình sẽ được thăm khám và tư vấn MIỄN PHÍ.
Nếu còn thắc mắc bất kì vấn đề nào khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp qua tổng đài 1900 7141 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Phụ nữ mang thai có trám răng được không?
- Răng cửa bị mẻ có trám được không?
- Trám răng cấm bao nhiêu tiền?
Xem thêm điều trị tủy răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?