Cạo vôi răng có hết hôi miệng không?

Hôi miệng là một trong những tình trạng khiến người ta trở nên bối rối, tự ti, ngại giao tiếp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng và cao răng là một trong số đó. Vậy cao răng gây hôi miệng có điều trị được không?

Cạo vôi răng có hết hôi miệng không?
Cạo vôi răng có hết hôi miệng không?

Cao răng là gì?

Cao răng còn có tên gọi khác là vôi răng. Trong quá trình ăn uống hằng ngày, việc những thức ăn thừa không được làm sạch hình thành những mảng bám. Theo thời gian những mảng bám này bị vôi hóa, bám cứng vào cổ răng.

Khi đã hình thành vôi răng thì sẽ không thể loại bỏ bằng việc chải răng thông thường. Thay vào đó, sẽ thực hiện bằng những giải pháp nha khoa như cạo vôi, đánh bóng,…

Cao răng là những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày gây vôi hóa
Cao răng là những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày gây vôi hóa

Cao răng nếu để lâu ngày không điều trị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng.

Hơi thở có mùi: cao răng bám trên bề mặt răng gây cản trở quá trình vệ sinh răng miệng, từ đó sinh ra bệnh hôi miệng.

Sâu răng: cao răng là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sâu răng sinh sôi và phát triển. Những vi khuẩn này sẽ tiến hành lên men đường trong thức ăn hằng ngày, tạo acid gây mài mòn men răng, lâu ngày gây sâu răng.

Viêm nướu, viêm nha chu: Vôi răng nếu không điều trị sẽ tăng dần về kích thước, có xu hướng lan dần về phía chân răng, gây hiện tượng tụt lợi, lúc này răng rất yếu, lỏng lẻo và dễ gãy rụng.

Ngoài ra, vi khuẩn trong cao răng cũng tấn công vào nướu gây tình trạng sưng viêm, sau một thời gian không loại bỏ sẽ hình thành bệnh viêm nha chu.

Cách nhận biết mình có cao răng hay không

Vì cao răng là những mảng bám thức ăn lâu ngày tích tụ nên dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là lớp màu vàng hoặc nâu trên, dưới nướu.

Giai đoạn đầu cao răng thường có màu vàng nhạt
Giai đoạn đầu cao răng thường có màu vàng nhạt

Dựa vào màu sắc và mức độ nặng nhẹ mà cao răng được chia làm 2 loại:

– Cao răng thường: có màu vàng nhạt hoặc trắng đục, bám chắc ở nơi tiếp giáp giữa răng và nướu.

– Cao răng huyết thanh: Lâu ngày không cạo vôi răng sẽ gây ra tình trạng viêm nướu, chảy máu chân răng, phần máu này ngấm vào cao răng và rất khó làm sạch. Lúc này cao răng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ gọi là cao răng huyết thanh.

Dấu hiệu nhận biết cao răng gây hôi miệng

Hơi thở có mùi khó chịu là dấu hiệu nhận biết điển hình nhất của bệnh hôi miệng. Tùy vào nguyên nhân hình thành mà mức độ hôi miệng của mỗi người sẽ khác nhau.

Có người hơi thở có mùi chỉ vào thời điểm sáng sớm ngủ dậy, chiều tối khi đi làm về, đói bụng, cơ thể mệt mỏi,… Song cũng có người bị hôi miệng hầu hết các thời gian trong ngày.

Hơi thở có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu của bệnh hôi miệng
Hơi thở có mùi hôi khó chịu là dấu hiệu của bệnh hôi miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh hôi miệng còn là khi sức khỏe răng miệng gặp các vấn đề liên quan đến bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… Vì hôi miệng là triệu chứng điển hình nhất của những bệnh lý này.

Răng tích tụ nhiều mảng bám, cao răng tạo điều kiện để vi khuẩn gây mùi sinh sôi và phát triển trong khoang miệng.

Ngoài ra, hiện tượng khô miệng, tiết nước bọt ít cũng là dấu hiệu để nhận biết bệnh hôi miệng.

Khi nào thì nên cạo vôi răng?

Theo khuyến cáo của nha sĩ thì cứ 6 tháng phải cạo vôi đánh bóng 1 lần. Tuy nhiên, với trường hợp răng miệng bị nha chu nặng thì nên thực hiện cạo vôi 3 tháng/lần.

Ngoài ra, cũng có trường hợp chỉ cần cạo vôi đánh bóng mỗi năm 1 lần vì chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách, khoa học nên vôi răng hình thành rất ít.

Nên cạo vôi răng định kỳ 3 - 6 tháng/lần để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng
Nên cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng

Cạo vôi răng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ giúp răng luôn sạch sẽ mà còn dự phòng bệnh nha chu, ngăn ngừa sớm các bệnh lý khác như sâu răng .

Lấy cao răng có hết hôi miệng hay không?

Như đã đề cập ở ban đầu, vôi răng chính là những mảng bám thức ăn do quá trình vệ sinh răng miệng đúng cách tạo thành.

Những mảng bám này tích tụ lâu ngày sẽ giúp vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công vào răng nướu gây ra tình trạng viêm nhiễm, hơi thở có mùi, răng xỉn màu và vô số các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác.

Việc cạo vôi răng là một cách điều trị tình trạng răng miệng ban đầu được nhiều bệnh nhân cũng như bác sĩ lựa chọn sử dụng.

Lấy cao răng là phương pháp điều trị đầu tiên được hầu hết các nha khoa lựa chọn để điều trị hôi miệng
Lấy cao răng là phương pháp điều trị đầu tiên được hầu hết các nha khoa lựa chọn để điều trị hôi miệng

Vôi răng được làm sạch kết hợp với quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày một cách khoa học, chính xác nhất sẽ giữ cho hơi thở luôn thơm mát, ngăn ngừa hôi miệng và những tình trạng viêm nhiễm khác.

Cạo vôi răng sẽ làm giảm tình trạng hôi miệng ngay lúc đó nhưng nếu muốn lâu dài, bạn cần hạn chế những thực phẩm có mùi và dễ gây ra mảng bám, vôi răng.

Quy trình lấy cao răng

Quy trình lấy cao răng thường trải qua 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng cao răng cũng như các vấn đề răng miệng khác của bệnh nhân nếu có.

Bước 2: Tiến hành cạo vôi răng bằng máy siêu âm hiện đại hàng đầu, tần số sóng siêu âm được điều chỉnh theo nhiều mức độ khác nhau giúp loại bỏ sạch sẽ cao răng một cách nhẹ nhàng, hạn chế tình trạng ê buốt.

Bước 3: Sau khi hoàn tất quá trình loại bỏ cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng cho răng được sạch và sáng hơn, giảm khả năng mảng bám tái bám trên bề mặt răng.

Bước 4: Bác sĩ kiểm tra lại răng miệng một lần nữa nhằm đảm bảo cao răng đã được làm sạch hoàn toàn. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh, chăm sóc răng miệng đúng cách.

Quy trình cạo vôi răng an toàn, hiệu quả
Quy trình cạo vôi răng an toàn, hiệu quả

Những chú ý sau khi lấy cao răng

Sau khi cạo vôi răng, 1 – 2 ngày đầu men răng và nướu sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, do đó bạn không nên hút thuốc lá, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào nướu răng.

Đánh răng 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng. Đồng thời giữ cho hơi thở luôn thơm tho.

Dùng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho
Dùng nước súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm tho

Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa giắt dính sau mỗi bữa ăn trong ngày.

Cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Làm gì để phòng tránh hôi miệng?

Bên cạnh việc điều trị cạo vôi răng thì người bệnh cũng cần có những biện pháp phòng ngừa hôi miệng hợp lý

1. Uống nhiều nước

Nước vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Một trong những nguyên nhân gây hôi miệng là do tình trạng khô miệng.

Uống nhiều nước có tác dụng cải thiện tình trạng khô miệng
Uống nhiều nước có tác dụng cải thiện tình trạng khô miệng

Do đó uống thật nhiều nước sạch để giữ cho cơ thể đủ nước, sản xuất ra nước bọt và loại bỏ những thứ bám xung quanh miệng, giúp cho miệng sạch sẽ và hơi thở thơm mát hơn.

Bên cạnh đó, ít ai biết răng, trong nước bọt còn chứa nhiều enzyme đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng.

2. Điều trị bệnh lý răng miệng

Song song với việc cạo vôi răng, làm sạch các ổ vi khuẩn cư trú thì việc điều trị các bệnh lý răng miệng như viêm răng, sâu răng hay viêm nha chu cũng giúp cho điều trị bệnh lý được triệt để hơn.

Việc điều trị này cần được tiến hành bằng các biện pháp chuyên khoa thông qua thăm khám cũng như sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị tiêu viêm, giảm sưng. Khi bệnh lý được giải quyết thì hôi miệng cũng sẽ giảm bớt hoặc chấm dứt hẳn.

3. Chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách giúp ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. Vì nếu trong thực đơn ăn uống hằng ngày chứa lượng tinh bột thấp những protein lại cao thì nguy cơ khiến hơi thở có mùi sẽ tăng.

Sau bữa ăn, bạn có thể uống một tách trà bởi trà chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng.

Ăn sữa chua hằng ngày có tác dụng điều trị hôi miệng hiệu quả
Ăn sữa chua hằng ngày có tác dụng điều trị hôi miệng hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể tăng cường bổ sung sữa chua và chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vì trong sữa chua có chứa lợi khuẩn probiotic giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi ở miệng.

Bên cạnh đó, những chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,… cũng cần hạn chế tối đa.

4. Vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám thức ăn trên răng. Đồng thời, nên sắp xếp thời gian đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Cao răng gây hôi miệng sẽ không còn là vấn đề khiến bạn tự ti, bối rối nếu biết cách chăm sóc và điều trị hợp lý.

Nếu bạn cũng đang trong hoàn cảnh này thì đừng ngần ngại mà liên hệ ngay cho chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn hoàn toàn Miễn Phí.

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm hôi miệng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *