Ăn đồ ngọt bị buốt răng là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Điều này không chỉ làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn uống mà còn tiềm ẩn các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng. Vậy nguyên nhân ăn đồ ngọt bị buốt răng là do đâu? Có cách nào để khắc phục hiệu quả hay không?
I. Nguyên nhân ăn đồ ngọt bị buốt răng
Bị nhức buốt răng mỗi khi ăn uống các món ngọt là tình trạng có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người trưởng thành. Điều này là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng cần phải được khắc phục nhanh chóng.
Theo đó, theo các thống kê cho thấy ăn đồ ngọt bị buốt răng có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
1. Mắc các bệnh lý ở răng miệng
Các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, khuyết cổ chân răng,… cũng là nguyên nhân khiến cho răng dần suy yếu, dễ bị đau nhức, ê buốt khi ăn uống cũng như sinh hoạt.
Nếu bệnh lý răng miệng không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh gây hư hỏng cấu trúc của răng nghiêm trọng. Lâu ngày răng sẽ dần bị lung lay, thậm chí nguy cơ gãy rụng mất răng vĩnh viễn.
2. Vệ sinh răng miệng sai cách
Thói quen chải răng theo chiều ngang, dùng bàn chải lông cứng, chải răng quá mạnh. Hay lạm dụng dùng kem đánh răng, nước súc miệng có chất tẩy trắng cao sẽ khiến cho men răng bị bào mòn nhanh chóng, tăng sự nhạy cảm, nhức buốt ở răng.
3. Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ do chấn thương, tai nạn
Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ do chấn thương, va đập mạnh làm lộ ngà răng và tủy răng thì sẽ trở nên rất nhạy cảm. Mỗi khi gặp kích thích nóng, lạnh, chua, cay, mặn, ngọt chắc chắn sẽ gặp tình trạng ê buốt, khó chịu dai dẳng.
4. Ăn uống kém khoa học
Thường xuyên ăn các món nhiều đường, nhiều axit, uống nhiều rượu bia, nước có gas,…. nếu không chú ý làm sạch răng kỹ lưỡng đúng cách sẽ rất dễ gây ra các bệnh lý ở răng, mòn men làm lộ ngà răng và gây đau nhức, ê buốt.
Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu hụt canxi, vitamin D cũng gây ảnh hưởng nhiều đến độ chắc khỏe của men răng. Khi đó răng sẽ dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ khi gặp lực tác động từ bên ngoài và khó tránh khỏi tình trạng ăn đồ ngọt bị buốt răng.
5. Một số thói quen không tốt cho răng
Một số thói quen hằng ngày như: nhai nước đá lạnh, xỉa răng bằng tăm, ăn nhai quá dai cứng, dùng răng để mở đồ vật, nghiến răng khi ngủ,… đều có nguy cơ cao gây tổn thương đến cấu trúc răng nướu và khiến răng trở nên nhạy cảm, nhức buốt.
II. Ăn đồ ngọt bị buốt răng phải làm sao?
Khi ăn đồ ngọt bị buốt răng dù nhẹ hay nặng bạn cũng cần đến nha khoa uy tín để được khám chữa hiệu quả, tránh xảy ra các tác hại không mong muốn.
Các bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim x-quang chẩn đoán chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương ở răng như thế nào. Qua đó sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
1. Đối với ê buốt do chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng
Trường hợp này bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách chải răng đúng cách, lựa chọn các loại bàn chải, kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp.
Đồng thời cũng lưu ý thêm về về chế độ ăn uống khoa học, loại bỏ những thói quen xấu để ngăn ngừa tối đa các triệu chứng ê buốt, khó chịu có thể xảy ra ở răng miệng.
2. Đối với các bệnh lý răng miệng gây ê buốt răng
Nếu ăn đồ ngọt bị buốt răng bắt nguồn từ những bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, răng sứt mẻ, mòn men,…
Dựa trên từng tình trạng răng miệng cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định khắc phục bằng các biện pháp như: trám răng, bọc răng sứ thẩm mỹ, cạo vôi răng, nạo túi nha chu, ghép vạt nướu,…
Sau khi điều trị dứt điểm các bệnh lý ở răng miệng bệnh nhân sẽ không còn cảm giác đau nhức, ê buốt ở răng nữa và có thể ăn uống được thoải mái, ngon miệng hơn.
Đối với bệnh nhân bị nghiến răng khi ngủ, bác sĩ sẽ lấy dấu mẫu hàm và chế tác máng chống nghiến phù hợp. Bệnh nhân nên đeo dụng cụ này mỗi khi ngủ để ngăn ngừa được các tổn thương không đáng có do nghiến răng gây ra.
III. Cách phòng ngừa tình trạng ăn đồ ngọt bị ê buốt răng
Phòng tránh ê buốt răng khi ăn đồ ngọt sẽ không là vấn đề quá khó khăn khi bạn xây dựng được cho bản thân một chế độ chăm sóc răng miệng và ăn uống lành mạnh.
Dưới đây là những cách đơn giản mà bạn có thể chú ý thực hiện:
- Tránh xa các thói quen chăm sóc răng miệng sai lầm: chải răng nhiều lần trong ngày, chải răng quá mạnh, chải răng theo chiều ngang, dùng tăm xỉa răng,…
- Sử dụng kem đánh răng chứa flour phù hợp, bàn chải lông mềm có kích cỡ nhỏ gọn. Nhẹ nhàng chải xoay tròn hoặc chải dọc để làm sạch khắp các bề mặt của răng.
- Dùng chỉ nha khoa đúng theo hướng dẫn loại bỏ hết các vi khuẩn, vụn thức ăn trên kẽ răng.
- Súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch sâu vi khuẩn, ngăn ngừa hôi miệng cũng như các vấn đề bệnh lý hiệu quả.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất. Đặc biệt cần ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, chất xơ giúp tăng cường sức khỏe răng nướu tốt hơn.
- Thường xuyên uống nước lọc để khoang miệng không bị khô, tránh tạo điều kiện để vi khuẩn có hại phát triển nhiều ở khoang miệng.
- Đồ ăn ngọt nhiều đường, các món quá nóng, quá lạnh, món nhiều axit đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng nên cần tránh dùng tối đa.
- Các món quá dai, cứng gây ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng nên cần hạn chế dùng để không gặp tình trạng sứt mẻ, gãy vỡ răng.
- Không hút thuốc lá, hạn chế việc dùng quá nhiều rượu bia, cà phê, nước có ga.
- Đến nha khoa để kiểm tra răng miệng tổng quát, cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để duy trì hàm răng luôn sạch khỏe, tầm soát tốt các dấu hiệu bệnh lý bất thường có thể xảy ra.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mọi người biết được ăn đồ ngọt bị buốt răng là do đâu? Cách khắc phục hiệu quả như thế nào? Mọi thắc mắc hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được giải đáp tận tình ngay lập tức.
Xem thêm răng ê buốt:
- Sau khi trám răng bị ê buốt thì phải làm sao?
- Điều trị ê buốt răng và cách phòng chống ê buốt răng hiệu quả
- Ăn đồ chua bị ê răng
- Răng bị ê buốt đau nhức khi uống nước đã là do đâu?
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Trám răng hàm bị sâu vỡ mẻ có bền không?
- Đau nhức răng sau sinh khắc phục bằng cách nào?
- Đau răng có nên uống rượu để giảm đau không?
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Giá cạo vôi răng và đánh bóng hiện nay là bao nhiêu?
- Phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo đông y
- Đau răng có nên uống rượu để giảm đau không?
- Chi phí chữa áp xe răng hiện nay là bao nhiêu?
Xem thêm răng nứt vỡ mẻ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?