Mài răng cửa thường được chỉ định trong trường hợp kích thước răng cửa quá to, quá dài hoặc gặp các khiếm khuyết về hình dáng, màu sắc cần tiến hành bọc răng. Đây là phương pháp điều trị xâm lấn đến mô răng nên nhiều người không tránh khỏi tình trạng lo lắng. Vậy có nên mài răng cửa không? Có hại không? Giá bao nhiêu?
I. Mài răng cửa là gì?
Mài răng cửa là kỹ thuật nha khoa giúp điều chỉnh lại kích thước của răng, mang lại sự đều đặn hài hòa trên cung hàm. Bằng kỹ thuật và dụng cụ cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng ở mặt ngoài, rìa cắn, mặt trong và đường hoàn tất. Tỷ lệ răng cần mài sẽ được bác sĩ cân nhắc chính xác thông qua quá trình thăm khám cẩn thận ban đầu.
II. Khi nào thì nên mài răng cửa?
Răng cửa là những chiếc răng nằm ở phía trước cung hàm. Trung bình mỗi người sẽ có đầy đủ 8 răng cửa chia đều ở mỗi hàm. Răng cửa đóng vai trò rất lớn, quyết định đến thẩm mỹ nụ cười.
Đặc biệt, chúng còn đảm nhiệm chức năng chính trong việc cắn xé thức ăn. Do đó, việc mài răng cửa chỉ nên thực hiện trong trường hợp cần thiết và phục vụ cho mục đích điều trị. Cụ thể:
- Mài răng điều chỉnh lại hình thể của răng: Kích thước răng cửa có phần hơi to và dày, đặc biệt là 2 răng cửa giữa hàm trên. Lúc này, bạn có thể sẽ được chỉ định mài răng trong mức độ cho phép nhằm điều chỉnh kích thước răng hài hòa với những răng còn lại.
Hoặc trường hợp chiếc răng bị mẻ rất nhỏ, không cần phải hàn trám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại hình thể của răng, làm bằng những cạnh sắc nhọn.
- Mài răng để bọc sứ: Trường hợp răng bị sâu mẻ lớn, viêm tủy, xỉn màu, xô lệch nhẹ,… muốn cải thiện bằng phương pháp bọc răng sứ thì việc mài răng là bước bắt buộc cần thực hiện.
- Mài răng để dán sứ: Đối với phương pháp làm mặt dán sứ thì răng của bạn được giữ gần như trọn vẹn, chỉ mài một lớp rất mỏng mặt ngoài của chiếc răng.
III. Ưu nhược điểm của việc mài răng cửa
1. Ưu điểm
Mài răng có quy trình thực hiện nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian.
Nhờ sự hỗ trợ từ thuốc tê nên hoàn toàn nhẹ nhàng, thoải mái trong suốt quá trình bác sĩ thực hiện.
Mài răng cửa đúng chỉ định, đúng kỹ thuật và có biện pháp phục hình phù hợp sau đó sẽ giúp cải thiện hiệu quả các khiếm khuyết của răng. Nhờ đó đem lại hàm răng thẩm mỹ và ăn nhai được ngon miệng hơn.
2. Nhược điểm
Yêu cầu khắt khe về máy móc, công nghệ phải hiện đại, bác sĩ phải có tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm để tính toán tỷ lệ mài răng chuẩn xác, không xâm lấn quá mức làm tổn hại đến sức khỏe của răng thật.
IV. Tiêu chuẩn mài răng cửa?
Như đã phân tích ở trên, răng cửa không chỉ giữ vai trò thẩm mỹ mà còn đảm nhiệm chức năng cắn xé thức ăn. Vì vậy mà việc mài răng cửa cần tuân thủ những điều kiện về tỷ lệ cũng như hình thể răng sau khi mài nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tỷ lệ mài răng cho phép với răng cửa thường là 0,6 – 1mm đối với vị trí cổ răng, 1 – 1,5mm với thân răng và 1,2 – 2mm ở cạnh cắn. Tuy nhiên, tỷ lệ này không phải là tuyệt đối, chúng còn được điều chỉnh dựa vào tình trạng răng miệng cụ thể cũng như phương pháp điều trị mà bệnh nhân lựa chọn.
Với trường hợp điều chỉnh lại hình thể của chiếc răng cần đảm bảo sau khi mài vẫn giữ được vẻ tự nhiên, hài hòa với những chiếc răng còn lại trên cung hàm.
V. Mài răng cửa có đau không? Có hại không?
Mài răng cửa cần tác động đến men răng vì vậy mà hầu hết bệnh nhân đều lo lắng không rõ mài răng cửa có đau, ê buốt hay ảnh hưởng đến chức năng bình thường khác không?
Trên thực tế, việc mài răng diễn ra rất nhẹ nhàng. Với trường hợp mài răng điều chỉnh lại hình thể của răng mà không cần bọc sứ hay dán sứ thì tỷ lệ mài rất mỏng, bạn hầu như không có cảm giác gì.
Còn với trường hợp mài răng để bọc sứ, dán sứ thì trước khi thực hiện, bệnh nhân được bác sĩ gây tê cục bộ nên sẽ không cảm giác đau, khó chịu. Tỷ lệ mài răng được bác sĩ tính toán cẩn thận, chính xác, không xâm lấn quá nhiều vào cấu trúc răng thật.
Và hơn hết, trong trường hợp răng cửa sâu, sứt mẻ, viêm tủy thì việc mài răng phục vụ cho mục đích bọc sứ còn giúp bảo vệ răng tốt hơn, mang lại thẩm mỹ, duy trì tuổi thọ răng lâu dài và ngăn ngừa tình trạng mất răng sớm.
Tuy nhiên, một vài trường hợp mài răng, quá trình thao tác sai cách có thể khiến răng cửa bị xâm lấn nhiều, cấu trúc răng thay đổi nghiêm trọng làm răng trở nên nhạy cảm, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng khác. Không chỉ vậy, chức năng ăn nhai, cắn xé thức ăn còn bị suy giảm ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.
Những hậu quả này thường xuất phát từ chuyên môn, kỹ thuật của bác sĩ không đảm bảo. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng là vô cùng cần thiết để mang lại kết quả tối ưu, giảm thiểu những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
VI. Mài răng cửa bao nhiêu tiền?
Thông thường mài răng không phải là dịch vụ riêng biệt mà là 1 bước trong quá trình làm cầu răng sứ, dán sứ veneer hoặc bọc răng sứ. Do đó, mà chi phí mài răng sẽ được tính gộp chung với chi phí của răng sứ. Tại Nha khoa Đông Nam, các loại răng sứ có giá như sau:
LOẠI RĂNG SỨ | CHI PHÍ | GHI CHÚ |
---|---|---|
Răng sứ kim loại Ceramco III | 1.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 3 năm |
Răng sứ Titan | 2.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 5 năm |
Răng sứ Emax | 4.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 5 năm |
Răng sứ Zirconia | 6.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 10 năm |
Răng sứ HI-Zirconia | 7.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 20 năm |
Mặt dán sứ Laminate | 7.000.000 VNĐ/răng | Bảo hành 10 năm |
Mặc dù mài răng không có chi phí cụ thể nhưng trường hợp bất khả kháng, bệnh nhân chỉ vừa mới thực hiện mài răng và không thể sắp xếp được thời gian để chờ lên răng sứ thì chi phí được tính dựa trên những yếu tố sau:
- Chi phí gây tê, giảm đau: Trong quá trình mài răng, bệnh nhân sẽ được gây tê để không cảm thấy khó chịu. Nếu đã mài răng nhưng không lên răng thì bệnh nhân sẽ phải chi trả chi phí thuốc tê.
- Số lượng răng cần mài: Tổng số lượng răng cửa cần mài sẽ quyết định đến chi phí mà bạn cần phải chi trả. Ví dụ như giá mài răng được tính dựa trên số lượng là 1 đơn vị răng thì cứ lấy số răng cần mài nhân với chi phí của 1 đơn vị răng.
Lưu ý, khi đã thực hiện mài răng nhưng chậm trễ chưa phục hình răng sứ lên trên rất dễ gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy. Do đó, bệnh nhân cần cố gắng thu xếp thời gian hoàn tất toàn bộ quy trình.
Ngoài ra, nếu không phải tình huống đặc biệt cần thiết như mài răng để bọc sứ, dán sứ khắc phục các khiếm khuyết của răng thì việc mài răng luôn không được bác sĩ khuyến khích thực hiện vì thao tác này xâm lấn đến men răng, làm răng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thực phẩm nóng lạnh.
VII. Lưu ý sau khi thực hiện mài răng cửa
Sau khi thực hiện mài răng cửa, bệnh nhân cần phải lưu ý một số điều quan trọng như:
- Duy trì chế độ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng đúng cách 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều dọc.
- Nên chọn các loại kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm để vệ sinh răng miệng được thoải mái và hiệu quả hơn.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng sạch sâu với nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng diệt khuẩn chuyên dụng.
- Răng sau khi mài có thể nhạy cảm hơn bình thường nên bạn cần phải tránh dùng các món quá nóng, quá lạnh để không bị ê buốt, khó chịu quá nhiều.
- Không dùng các món quá đậm màu, tránh tối đa bia rượu, cà phê, nước có ga, không hút thuốc lá.
- Tránh ăn uống các món nhiều đường, nhiều axit, không ăn quá dai cứng.
- Loại bỏ các thói quen có hại như: cắn móng tay, cắn bút bi, nghiến răng khi ngủ, mở nắp chai bằng răng,….
- Mài răng chỉ là một bước trong quy trình điều trị. Sau khi mài răng bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp phục hình tiếp theo để bảo vệ răng một cách tốt nhất, cải thiện các vấn đề thẩm mỹ, ăn nhai hiệu quả. Hãy tuân thủ đúng theo các hướng dẫn và lịch hẹn thăm khám từ bác sĩ để đảm bảo điều trị đạt kết quả thành công như mong muốn.
Như vậy, mài răng cửa có nên thực hiện không, giá bao nhiêu đã được giải đáp chi tiết trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Cách chăm sóc và vệ sinh răng sau khi bọc sứ
- Khi nào bọc răng sứ cần phải lấy tủy?
- Bị tụt lợi có bọc sứ được không?
Xem thêm dán răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?