[Kiến Thức Nha Khoa] Răng cấm là răng số mấy?

Chúng ta thường nghe đến từ “răng cấm”. Nhưng không phải ai cũng biết răng cấm là răng số mấy, có vai trò gì trong bộ máy nhai. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về chiếc răng này và cách xử lý khi có vấn đề xảy ra với chúng.

Răng cấm là răng số mấy

1. Răng cấm là răng số mấy?

Răng cấm là tên gọi theo dân gian của chiếc răng số 6, số 7 trong cung răng, tính từ ngoài vào trong.

Trong nha khoa, chúng lần lượt được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai. Người trưởng thành thường có 8 răng cấm, chia đều cho hai hàm. Mỗi hàm 4 răng.

vị trí các răng cấm trên cung hàm
Vị trí các răng cấm trong cung hàm

Chúng là các răng ăn nhai chủ lực trong cung hàm, đảm nhiệm chức năng xay và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, hoạt động tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

2. Làm gì khi răng cấm bị bệnh hoặc chấn thương?

Về bản chất, răng cấm cũng như các răng khác không có khả năng tự hồi phục mà không có sự hỗ trợ của các phương pháp điều trị chuyên khoa.

Chính vì thế, khi các răng này gặp vấn đề, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị phục hồi bằng phương pháp phù hợp, có thể là trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ.

Nếu răng gặp vấn đề về tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy trước khi phục hình.

a) Trám răng

Đây là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản. Khi bác sĩ trám răng cho bạn, họ sẽ loại bỏ các mô răng bị hỏng, sau đó lắp đầy các khoảng trống trên bề mặt răng bằng vật liệu chuyên dụng, thường là Composite, để giúp răng trở về hình dáng ban đầu.

mô phỏng trám răng
Mô phỏng kỹ thuật hàn trám răng

Phương pháp này thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

– Trám kín các hố rãnh trên mặt nhai để phòng ngừa sâu răng.

– Sâu răng ở thể nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy.

– Mòn răng quá mức.

– Chấn thương như bể, mẻ nhẹ, số lượng mô răng bị mất không quá lớn.

– Thay miếng trám mới.

Ưu điểm của trám răng là ít xâm lấn đến các mô răng thật, không cần phải mài chỉnh răng. Song song với đó, chi phí của phương pháp này cũng khá thấp, chỉ 400.000đ mỗi răng (giá Nha khoa Đông Nam).

trám răng cấm bị sâu
Trám răng cấm bằng vật liệu Composite tại Nha khoa Đông Nam

b) Bọc răng sứ

Về phương diện kỹ thuật, bọc răng sứ là quá trình bác sĩ mài nhỏ các răng cần điều trị, sau đó gắn cố định mão răng sứ lên trên để khôi phục lại hình dáng chuẩn của răng.

mô phỏng kỹ thuật bọc răng sứ
Mô phỏng quy trình bọc răng sứ

Phương pháp này thường được chỉ định phục hình răng cấm gặp phải các vấn đề sau:

– Răng bị sâu, viêm tủy.

– Răng yếu.

– Răng bị mòn men quá mức.

– Răng bị bể, gãy, vỡ.

– Răng bị chấn thương nặng.

– Làm cầu răng sứ để phục hình răng mất.

Trên phương diện điều trị, bọc răng sứ thường được chỉ định để phục hình cho các răng bị tổn thương quá nặng, ảnh hưởng đến tủy hoặc các trường hợp mà phương pháp trám răng không can thiệp được hoặc không đảm bảo được hiệu quả phục hình.

bọc sứ cho răng cấm bị sâu
Bọc sứ cho răng cấm bị sâu tại Nha khoa Đông Nam

Ngoài các trường hợp trên, bọc răng sứ còn được thực hiện vì mục đích thẩm mỹ, giúp cải thiện hình dáng, màu sắc của hàm răng. Nhờ đó, bệnh nhân có được hàm răng đều, đẹp như mong đợi.

Trên thực tế, việc xác định phương pháp phục hình răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Do đó, khi gặp vấn đề với răng cấm, bạn nên đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp.

3. Có nên nhổ răng cấm không?

Như đã đề cập ở trên, răng cấm là các răng ăn nhai của lực của hàm. Do đó, bạn chỉ nên nhổ chiếc răng này khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Một số trường hợp cần nhổ răng cấm bao gồm:

– Răng bị sâu, viêm tủy quá nặng không thể điều trị được nữa.

– Răng bị chấn thương quá nặng, không thể phục hình.

– Răng bị bệnh nha chu trầm trọng, không thể lưu giữ răng.

– Răng mọc thừa, chồng chéo các răng khác.

– Nhổ răng chỉnh nha.

các trường hợp cần nhổ răng cấm
Trường hợp cần nhổ răng cấm

Sau khi nhổ răng cấm, để tránh gặp phải các biến chứng của việc mất răng, bạn nên tham thảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về phương pháp trồng lại phù hợp.

Nhổ răng cấm chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhỏ. Tại Nha khoa Đông Nam, quá trình này được thực hiện bằng máy siêu âm nên rất an toàn, nhanh chóng, ít chảy máu. Do đó, bạn không cần quá lo lắng.

4. Các phương pháp trồng lại răng cấm

Các phương pháp trồng răng cấm thường được chỉ định là: cấy ghép Implant, cầu răng sứ và răng giả tháo lắp.

➦ Cấy ghép Implant: Đây là quá trình bác sĩ đặt các trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân để thay thế cho chân răng thật đã mất, sau đó gắn cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng mới.

Đặc điểm:

– Cấu tạo tương tự như răng thật, có đầy đủ thân và chân răng.

– Chức năng ăn nhai gần như tương đương răng thật, bệnh nhân có thể ăn nhai chắc chắn, thoải mái như trước khi mất răng.

– Tồn tại độc lập trong xương hàm, không cần phải mài răng thật.

– Thời gian sử dụng lâu dài, có thể duy trì vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt, đúng cách.

– Hoạt động tương tự răng thật, hạn chế tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.

– Vệ sinh như răng thật.

– Thời gian thực hiện trung bình khoảng 1 – 3 tháng, tùy vào cơ địa mỗi người.

– Chi phí có phần cao hơn các phương pháp trồng răng giả khác, khoảng 16.500.000đ – 32.900.000đ mỗi răng (giá Nha khoa Đông Nam).

trồng răng cấm bằng implant

Chính vì những đặc điểm ưu việt trên, nhất là khả năng khôi phục gần như 100% chức năng ăn nhai và hạn chế hiện tượng tiêu xương hàm, nên trong đa số các trường hợp trồng răng cấm, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên trồng răng bằng Implant này để có được hiệu quả phục hình tối ưu nhất.

➦ Cầu răng sứ: Khi bác sĩ làm cầu răng sứ cho bạn, họ sẽ mài chỉnh ít nhất 2 răng thật khỏe mạnh nằm ở hai bên khoảng mất răng để tạo trụ, sau đó gắn cố định răng sứ lên trên để tạo thành một chiếc răng hoàn chỉnh.

mô phỏng làm cầu răng sứ
Trồng răng sứ bắc cầu

Đặc điểm:

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 2 – 4 ngày.

– Lực nhai tương đối cao, khoảng 60 – 70% răng tự nhiên.

– Chi phí hợp lý, khoảng 1.000.000đ – 7.000.000đ cho mỗi chiếc răng sứ trên cầu răng (giá Nha khoa Đông Nam).

– Vệ sinh như răng thật, cần chú ý mặt tiếp xúc giữa cầu răng sứ và nướu.

– Thời gian sử dụng trung bình khoảng 5 – 7 năm, lâu hơn nếu chăm sóc tốt.

– Rất ít được chỉ định cho răng số 7 vì răng số 8 (răng khôn) thường không đủ điều kiện để làm trụ răng.

làm cầu sứ cho răng cấm
Bắc cầu răng sứ răng cấm

Nhìn chung, cầu răng sứ cũng là một phương pháp phục hình răng khá tốt, với khả năng khôi phục đến 60 – 70% lực nhai của răng. Nếu chưa có điều kiện cấy ghép Implant, bạn nên phục hình răng bằng phương pháp này.

➦ Răng giả tháp lắp: Trong phương pháp này, một cấu trúc phục hình thân răng gồm răng giả và nền hàm nhân tạo sẽ được gắn lên nướu răng để lắp đầy khoảng trống bị khuyết trên cung hàm.

Ưu điểm:

– Kỹ thuật thực hiện đơn giản, không cần mài chỉnh răng.

– Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 5 – 7 ngày.

– Chi phí thấp, chỉ 300.000đ – 500.000đ mỗi răng (giá Nha khoa Đông Nam).

– Lực nhai chỉ khoảng 30 – 40% răng tự nhiên.

– Thời gian sử dụng trung bình khoảng 5 – 7 năm, lâu hơn nếu được chăm sóc tốt.

– Vệ sinh tương đối phức tạp, bệnh nhân cần tháo lắp hàm để vệ sinh mỗi ngày.

răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp

Vì lực nhai không cao nên răng giả tháo lắp được xem là giải pháp cuối cùng, thường được chỉ định cho những bệnh nhân không đủ điều kiện để cấy ghép Implant và làm cầu răng sứ.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn xác định được vị trí của các răng cấm và hướng xử lý khi chúng gặp vấn đề. Nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tham khảo các bài viết khác của Nha khoa Đông Nam hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *