chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Răng cấm và răng khôn có phải là một không?

Nhiều người lầm tưởng răng cấm và răng khôn là một vì vị trí gần kề nhau và kích thước, hình dáng cũng có sự tương đồng. Thực tế răng cấm và răng khôn khác nhau, bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh hai loại răng này.

Răng cấm và răng khôn có phải là một không?

I. Định nghĩa về răng cấm và răng khôn

Theo sự phân chia nhóm răng trên cung hàm thì răng cấm và răng khôn đều nằm trong nhóm răng hàm. Chúng nằm ở vị trí liền kề nhau với những đặc điểm tương đồng như diện tích mặt nhai rộng, kích thước thân răng lớn và trên bề mặt có nhiều múi hố rãnh. Thế nhưng chúng không phải là một.

1. Răng cấm là gì?

Răng cấm hay còn gọi là răng hàm lớn, nằm ở vị trí thứ 6 và thứ 7 trên cung hàm, tính từ răng cửa hướng vào trong.

Những chiếc răng này giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống nhai và duy trì cấu trúc khuôn mặt, xương hàm.

Một người trưởng thành thường có 8 cái răng cấm chia đều cho 2 hàm.

Răng cấm là răng số 6 và số 7 trên cung hàm
Răng cấm là răng số 6 và số 7 trên cung hàm

2. Răng khôn là gì?

Còn gọi là răng số 8, những chiếc răng mọc muộn nhất trên cung hàm, thường ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi.

Răng khôn nằm ở sau răng số 7, sát vách hàm. Không phải ai cũng mọc đầy đủ 4 răng khôn, có người mọc ít hơn hoặc thậm chí là không có.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng nằm sát vách hàm
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng nằm sát vách hàm

II. Phân biệt răng cấm và răng khôn

Những đặc điểm riêng biệt giúp bạn dễ dàng phân biệt răng cấm và răng khôn:

1. Vị trí

Răng cấm: Nằm ở vị trí thứ 6 và thứ 7 tính từ ngoài vào trong cung hàm.

Răng khôn: Nằm vị trí thứ 8, mọc ở cuối cùng của cung hàm, sau răng số 7.

2. Thời điểm mọc

Răng cấm: Mọc trong giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng, từ 6 – 13 tuổi. Quá trình mọc răng cấm hoàn tất đánh dấu sự hoàn thiện của bộ răng vĩnh viễn.

Răng khôn: Xuất hiện muộn hơn rất nhiều so với các răng khác, thường trong độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25, đôi khi mọc sau 30 tuổi hoặc không mọc.

3. Số lượng

Răng cấm: Mỗi người có tổng cộng 8 chiếc răng cấm bao gồm 4 chiếc ở hàm trên và 4 chiếc hàm dưới, tạo thành liên kết ổn định cho hệ thống nhai.

Răng khôn: Số lượng răng khôn có thể thay đổi từ 1 – 4 chiếc tùy vào cung hàm mỗi người, thậm chí một số người còn không mọc răng khôn.

Số lượng răng cấm nhiều hơn so với răng khôn
Số lượng răng cấm nhiều hơn so với răng khôn

4. Chức năng

Răng cấm: Đảm nhận nhiệm vụ nghiền nát thức ăn, góp phần quan trọng vào hệ tiêu hóa.

Răng khôn: Do vị trí đặc biệt nên chức năng ăn nhai của răng khôn rất hạn chế, thậm chí là không có. Nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn có thể gây ảnh hưởng đến ăn nhai.

5. Tiềm ẩn nguy cơ:

Răng cấm: Hầu như ít gặp các biến chứng khi mọc lên.

Răng khôn: Rất dễ mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngầm bên trong xương hàm gây ra hàng loạt các vấn đề như viêm lợi trùm, nhồi nhét thức ăn, sâu răng, tổn thương răng số 7 bên cạnh.

Răng khôn dễ xảy ra biến chứng khi mọc
Răng khôn dễ xảy ra biến chứng khi mọc

6. Chỉ định nhổ răng

Răng cấm: Khi răng cấm bị tổn thương, việc điều trị bằng các phương pháp như trám răng, chữa tủy, bọc răng sứ sẽ được ưu tiên. Chỉ định nhổ răng là giải pháp cuối cùng khi chiếc răng bị hư hại nặng nề và không thể điều trị bảo tồn.

Răng khôn: Trong hầu hết các trường hợp mọc răng khôn, bác sĩ đều khuyến cáo bệnh nhân nên lựa chọn nhổ răng vì chúng không giữ vai trò ăn nhai. Đồng thời còn tăng nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

III. Răng cấm bị hư hại phải làm sao?

Như đã phân tích ở trên, răng cấm có vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, vì vậy mà khi chúng bị hư hại có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống. Tùy vào mức độ hư hại mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

1. Trám răng

Thường được áp dụng cho những trường hợp răng cấm bị sâu, vỡ nhỏ, mức độ tổn thương không quá lớn.

Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phần mô răng bị hư hại, viêm nhiễm, sau đó trám bít bằng vật liệu Composite để phục hồi hình dáng và chức năng của răng.

Trám răng cho trường hợp răng sâu nhỏ
Trám răng cho trường hợp răng sâu nhỏ

2. Bọc răng sứ

Phù hợp cho những tình trạng răng cấm bị sâu nặng, sứt mẻ lớn, đặc biệt là chiếc răng cần chữa tủy.

Sau khi đã loại bỏ mô răng hỏng, điều trị triệt để tình trạng viêm tủy, bác sĩ sẽ mài đi một lớp mỏng men răng và chụp mão sứ lên trên. Mão sứ này đóng vai trò bảo vệ và phục hồi chức năng cho răng.

Với những chiếc răng đã chữa tủy, việc bọc sứ có ý nghĩa rất lớn, không chỉ giúp răng bền chắc hơn mà còn kéo dài tuổi thọ của răng được lâu hơn trên cung hàm.

Bọc răng sứ phục hình răng hư tổn nặng
Bọc răng sứ phục hình răng hư tổn nặng

3. Nhổ răng

Đây là giải pháp cuối cùng khi răng bị hư hại nghiêm trọng không thể điều trị phục hồi bằng các phương pháp trám răng hoặc bọc sứ.

Sau khi nhổ răng, bạn cần trồng lại răng giả sớm để thay thế chiếc răng đã mất, khôi phục ăn nhai và thẩm mỹ, ngăn ngừa những biến chứng mất răng gây ra.

V. Cách chăm sóc giúp phòng tránh các bệnh lý ở răng miệng

Để phòng tránh bệnh lý, duy trì sức khỏe răng miệng tốt, bạn cần thực hiện hiệu quả việc chăm sóc răng miệng hằng ngày:

1. Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor, thực hiện chải răng 2 lần/ngày.

Loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tuyệt đối không sử dụng tăm tre nhọn vì có thể làm tổn thương nướu và thưa răng.

Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý loại bỏ vi khuẩn, giúp khoang miệng sạch sâu.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

2. Chế độ ăn uống hợp lý

Hạn chế thức ăn nhiều đường vì chúng tạo môi trường axit cho vi khuẩn phát triển. Đồng thời thức ăn dai cứng cũng nên hạn chế để không làm tổn thương răng.

Bổ sung những thực phẩm giàu canxi và vitamin giúp răng nướu khỏe mạnh.

Uống đủ nước để khoang miệng luôn ẩm, tránh tình trạng khô miệng giúp vi khuẩn phát triển.

3. Khám nha sĩ định kỳ

Khám nha sĩ ít nhất 6 tháng/lần có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lấy cao răng định kỳ giúp sức khỏe răng miệng duy trì ở trạng thái tốt.

Cạo vôi răng định kỳ là phương pháp tăng cường sức khỏe răng miệng
Cạo vôi răng định kỳ là phương pháp tăng cường sức khỏe răng miệng

Hy vọng những chia sẻ trên bài viết đã giúp bạn phân biệt được giữa răng cấm và răng khôn, từ đó có phương pháp chăm sóc phù hợp. Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy liên hệ tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm giải phẫu răng:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn