Người già thường gặp khó khăn trong ăn nhai và giao tiếp. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu răng giả cho người già gồm những loại nào để có sự lựa chọn thích hợp nhé!
Tỷ lệ mất răng ở người già là cao nhất do các bệnh lý về răng miệng diễn ra nhiều và lâu dài ảnh hưởng đến xương hàm, làm khuôn mặt xuống cấp và già hơn tuổi thật.
Mục Lục
I. Các vấn đề về răng mà người già hay gặp phải:
Răng miệng là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể con người và nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía tuổi tác.
Tuổi càng cao thì sức khỏe răng miệng càng yếu, càng dễ xuất hiện các bệnh lý về răng miệng. Điển hình phải kể đến là tình trạng răng nhạy cảm, khô miệng, bệnh về nướu, mất toàn hàm,… gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người già:
– Làm suy giảm chức năng ăn nhai: Mất răng làm chức năng ăn nhai không còn nguyên vẹn, ăn mất ngon miệng từ đó thiếu các dưỡng chất cần thiết làm cơ thể suy yếu dần và dễ mắc các bệnh đường ruột.
– Lão hoá khuôn mặt: Răng mất đi gây nên tình trạng tiêu xương hàm từ đó gây nên biến dạng lão hoá má hóp ở người già.
– Răng xô lệch: mất răng tạo khoảng trống cho các răng còn lại di chuyển khỏi vị trí ban đầu, răng xô lệch, có sự sai lệch về khớp cắn.
Chính vì quá nhiều hậu quả của việc mất răng gây ra nên chúng ta cần phải sử dụng răng giả để khắc phục những hậu quả đó. Sau đây, Nha Khoa Đông Nam xin chia sẻ chi tiết các loại răng giả được sử dụng cho người già để mọi người có thể phân biệt, nắm bắt và chọn lựa cho mình giải pháp phù hợp nhé.
II. Răng giả cho người già gồm những loại nào?
Răng giả thông thường được chúng ta phân chia theo 2 loại đặc trưng đó là: răng giả tháo lắp & răng giả cố định. Mỗi loại đều có ưu nhược điểm khác nhau và mức giá cũng khác nhau.
1. Răng giả tháo lắp
Làm răng giả tháo lắp cho người già chủ yếu áp dụng trong những trường hợp mất nhiều răng, giúp lấp đầy những khoảng mất răng để ăn nhai tốt hơn và ngăn ngừa sự di chuyển của các răng còn lại.
Quy trình thực hiện khá đơn giản từ khâu lấy mẫu đến thực hiện, bác sĩ sẽ không cần thay đổi gì nhiều trên răng:
– Bước 1: Thăm khám và tư vấn.
– Bước 2: Chụp X- quang kiểm tra tình trạng khuôn hàm.
– Bước 3: Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm và gửi dữ liệu này đến các kỹ thuật viên phục hình. Sau đó bác sĩ sẽ dùng hàm mô phỏng để thử và điều chỉnh trên miệng bệnh nhân một vài lần đến khi hoàn toàn ăn khớp thì mới gửi tới Labo làm hàm giả tháo lắp chính thức.
– Bước 4: Vệ sinh sạch sẽ trước khi lắp hàm giả.
– Bước 5: Gắn hàm giả tháo lắp. Quá trình thực hiện phục hình tháo lắp toàn hàm thường kéo dài hơn và phức tạp hơn so với tháo lắp hàm bán phần.
– Bước 6: Bệnh nhân sẽ có một diện mạo răng miệng mới. Để ăn nhai tốt thì bệnh nhân cần phải tập làm quen với hàm giả này trong thời gian đầu.
** Ưu điểm:
– Chi phí thấp.
– Dễ dàng tháo ra để vệ sinh.
– Quy trình làm tương đối đơn giản
** Nhược điểm:
– Sau một thời gian sử dụng có thể bị ngấm dịch miệng và làm hơi thở có mùi.
– Các răng sẽ có hiện tượng long lệch gây kích ứng đến nướu và làm đau nhức khuôn miệng.
– Cần làm lại nhiều lần đề đảm bảo khả năng ăn nhai.
– Chỉ áp dụng cho trường hợp mất nhiều răng là tối ưu nhất.
2. Răng giả cố định
Răng giả cố định cho người già khác với răng tháo lắp, răng giả cố định có thể gắn chặt vững chắc trên cung hàm giống như răng thật.
Trong răng giả cố định dành cho người già thì lại được chia thành 2 loại khác nhau, đó là: cầu răng sứ & cấy ghép Implant.
a) Cầu răng sứ
Là phương pháp trồng răng truyền thống, thường áp dụng cho các trường hợp mất một răng hoặc vài răng.
Muốn thực hiện trồng răng sứ bắc cầu được thì hai răng kế bên răng bị mất phải khỏe mạnh để tiến hành mài cùi làm trụ đỡ cầu răng. Thông thường, khi mất một răng thì cần tới một cầu răng bao gồm 3 răng sứ gắn liền nhau.
** Quy trình làm cầu răng sứ như sau:
– Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, vị trí răng cần làm cầu răng, có mắc bệnh lý răng hay có đủ yêu cầu làm được phương pháp cầu răng hay không.
– Bước 2: Gây tê và mài cùi răng
Gây tê vùng răng cần điều trị để giảm đau đớn cho bệnh nhân cũng như thuận tiện cho bác sĩ trong quá trình thực hiện. Hai răng thật bên cạnh răng mất sẽ được mài nhỏ để làm cùi răng.
– Bước 3: Lấy dấu hàm
Bác sĩ thu thập những thông tin về khung hàm, kích thước vị trí mất răng, màu răng cần phục hình. Sau đó, Nha khoa sẽ gửi những số liệu thực tế qua Labo để các kỹ thuật viên dựa theo đó chế tác các mão sứ trên cầu răng cho phù hợp.
– Bước 4: Lắp cầu răng
Bác sĩ thực hiện gắn cầu răng lên trên cùi răng đã mài. Sau đó, chỉnh sửa độ kênh, chệch của cầu răng nếu có. Khi cầu răng đã hoàn toàn được khít sát với cùi và bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái thì bác sĩ sẽ sử dụng một loại xi măng nha khoa để cố định cùi răng.
** Ưu điểm:
– Thực hiện nhanh, chỉ cần 1-3 lần đến nha khoa là hoàn tất.
– Chi phí rẻ.
** Nhược điểm:
– Cầu răng chỉ có thể duy trì khoảng 5-7 năm.
– Cầu răng dễ gây ra tình trạng viêm quanh 2 trụ cầu làm trụ cầu bị hư, gãy và phải thay thế.
– Chỉ áp dụng được trong trường hợp mất ít răng.
– Cần phải có răng kế cận khỏe mạnh để níu giữ nhịp cầu.
b) Cấy ghép Implant
Là phương án trồng răng tối ưu nhất hiện nay nhằm thay thế một hoặc một số răng đã mất, thậm chí là mất răng toàn hàm.
Răng Implant có trụ làm bằng chất liệu Titanium sẽ được bác sĩ cấy ghép vào xương hàm. Sau một thời gian trụ Implant tích hợp tốt sẽ gắn mão răng sứ lên trên thông qua khớp nối Abutment.
Khi đến với Nha Khoa Đông Nam để thay một hay nhiều răng bị mất, bạn sẽ được tư vấn và thực hiện đầy đủ các bước theo quy trình kỹ thuật cấy ghép Implant hiện đại nhất hiện nay.
– Bước 1: Khám và tư vấn miễn phí
– Bước 2: Chụp X- Quang, CT 3D Scanner Cone Bean
Trước khi lên phương án tối ưu về cấy ghép Implant cho bạn. Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp toàn cảnh và cắt lớp để kiểm tra chiều cao, chiều rộng của xương và chọn kích thước Implant phù hợp. Nếu thiếu xương thì phải cấy xương, nếu đủ xương thì bác sĩ sẽ chọn kích thước Implant và cấy vào.
Điều đặc biệt, sau khi kiểm tra phát hiện tình trạng mất răng quá lâu dẫn đến tiêu xương nghiêm trọng, cần phải ghép thêm xương thì Nha Khoa Đông Nam sẽ hỗ trợ miễn phí hoàn toàn 100% chi phí ghép xương.
– Bước 3: Chuẩn bị sẵn sàng
Chuẩn bị phòng phẫu thuật, tiến hành vô trùng dụng cụ. Bệnh nhân cũng cần phải có tâm lý thoải mái để quá trình cấy ghép không bị gián đoạn.
– Bước 4: Cấy ghép răng Implant
Trước khi thực hiện cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ vệ sinh khoang miệng sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Sau đó, tiến hành gây tê cục bộ bằng những loại thuốc tốt nhất, nhằm giúp bạn không cảm thấy đau nhức và khó chịu trong suốt quá trình thực hiện.
Trụ Implant được bác sĩ cắm trực tiếp vào xương hàm nhờ máy khoan nha khoa chuyên dụng. Thời gian thực hiện rất nhanh chóng, khoảng 10-15 phút cho 1 trụ Implant.
Sau khi cắm trụ Implant vào xương hàm, khớp nối Abutment sẽ được gắn với trụ Implant ở dưới. Bác sĩ đặt Abutment vào phần chống xoay của thân Implant và siết chặt lại.
– Bước 5: Gắn mão răng sứ
Tùy tình trạng và khả năng tích hợp của trụ Implant với xương hàm mà bác sĩ sẽ yêu cầu thời gian thực hiện gắn mão răng sứ lên trụ Implant. Thông thường, tại Nha Khoa Đông Nam là từ 1-3 tháng.
– Bước 6: Tái khám và kiểm tra định kỳ
Sau khi hoàn tất ca điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng tại nhà. Đồng thời, đặt lịch hẹn tái khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe của răng Implant vừa được cấy ghép.
** Ưu điểm:
– Răng Implant có khả năng tồn tại vĩnh viễn nếu biết chăm sóc đúng cách.
– Khắc phục triệt để tình trạng tiêu xương làm khuôn mặt biến dạng ở những người mất răng lâu năm.
– Khôi phục chức năng ăn nhai gần 100% như răng thật kể cả các thức ăn cứng và nâng cao tính thẩm mỹ toàn diện.
– Không gây tổn hại đến các răng thật khác của hàm
– Giúp phát âm dễ dàng.
** Nhược điểm:
Cấy ghép Implant chỉ có một nhược điểm duy nhất đó là giá thành. Giá của phương pháp cấy ghép Implant có phần hơi cao hơn làm cầu răng sứ và hàm giả tháo lắp. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích mà nó mang lại, thì chúng ta có thể thấy rằng rất đáng để bỏ ra.
Cấy ghép răng Implant tại Nha khoa Đông Nam
Trồng răng giả cho người già gồm những loại nào đã được trình bày chi tiết qua bài viết trên. Nếu có điều kiện bệnh nhân nên lựa chọn phương án cấy ghép răng Implant để thay thể răng đã mất nhằm khôi phục lại khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như răng thật và đặc biệt là khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm nghiêm trọng ở người già.
Truy cập “Bảng giá trồng răng giả” để biết thêm chi phí của từng phương pháp hoặc liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.7141 để được hỗ trợ thêm.
Xem thêm cầu răng sứ:
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu tiền?
- Phương pháp làm răng sứ là như thế nào?
- Quy trình trồng răng sứ như thế nào?
- Sau khi làm cầu răng sứ bao lâu thì xương hàm bị tiêu đi?
Xem thêm răng giả tháo lắp:
Xem thêm trồng răng implant: