Trồng răng giả là phương pháp phổ biến để khôi phục thẩm mỹ, ăn nhai cho bệnh nhân bị mất răng. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh đang cho con bú cần cân nhắc kỹ lưỡng về thời điểm thực hiện để hạn chế tối đa các ảnh hưởng không mong muốn. Vậy phụ nữ sau sinh bao lâu thì trồng răng được?
I. Tổng quan các phương pháp trồng răng giả
Hậu quả của mất răng không chỉ giới hạn ở việc mất đi nụ cười rạng rỡ và khả năng ăn uống ngon miệng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và chất lượng cuộc sống.
Hiện nay với sự tiến bộ vượt bậc của nha khoa hiện đại, việc khôi phục lại răng mất cũng dễ dàng hơn bao giờ hết với đa dạng các phương pháp trồng răng giả hiệu quả như:
1. Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp bao gồm hai thành phần chính: khung nền được chế tác từ nhựa hoặc kim loại và các răng nhựa được gắn chặt trên khung hàm giúp mô phỏng hình dạng của răng thật cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn cho bệnh nhân mất răng.
Phương pháp này được sử dụng để thay thế cho một hoặc nhiều răng mất kể cả mất răng toàn hàm.
Ưu điểm:
- Chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng giả.
- Quy trình làm răng tháo lắp khá đơn giản, không mất nhiều thời gian. Bệnh nhân chỉ cần chờ khoảng 2 – 4 ngày và sắp xếp thời gian đến nha khoa tầm 2 cuộc hẹn là hoàn tất.
- Kỹ thuật phục hình không mài răng, không xâm lấn đến cấu trúc răng và xương hàm.
- Đáp ứng nhu cầu phục hình răng cho nhiều đối tượng, kể cả những bệnh nhân có hạn chế về sức khỏe tổng thể hoặc sức khỏe răng miệng, không đủ điều kiện để cấy ghép Implant hay làm cầu răng sứ.
Nhược điểm:
- Tính thẩm mỹ không cao, chức năng ăn nhai hạn chế, không dùng được những món dai, cứng.
- Gây cảm giác vướng víu, khó chịu cho người sử dụng.
- Cần nhiều thời gian mỗi ngày vệ sinh hàm giả đúng cách để tránh hôi miệng và các vấn đề viêm nhiễm ở nướu.
- Răng giả tháo lắp không có phần chân răng bên trong xương hàm nên hiện tượng tiêu xương hàm vẫn diễn ra. Hàm giả lúc này sẽ lỏng lẻo, không thể ăn nhai được bình thường, thường xuyên rơi rớt và làm nhồi nhét thức ăn gây thêm nhiều bệnh lý răng miệng khác.
2. Cầu răng sứ
Cầu răng sứ được sử dụng để phục hình cho những bệnh nhân mất một hoặc vài răng liền kề.
Phương pháp này cần mài chỉnh các răng thật khỏe mạnh kề cận vị trí răng mất để tạo trụ đỡ và gắn cố định dãy cầu sứ gồm ít nhất 3 răng dính liền bên trên. Nhờ vậy có thể khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của nụ cười một cách hiệu quả.
Ưu điểm:
- Răng sứ được chế tác với thẩm mỹ cao, mang lại nụ cười tự nhiên như răng thật.
- Chức năng ăn nhai được cải thiện tốt hơn so với răng giả tháo lắp.
- Thời gian thực hiện cầu răng sứ diễn ra nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Cần mài nhỏ răng thật để làm trụ đỡ nên tiềm ẩn các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe răng thật trong tương lai nếu kỹ thuật thực hiện không đảm bảo chuẩn xác.
- Không phù hợp cho trường hợp mất nhiều răng liên tục hoặc mất răng số 7.
- Cầu răng sứ chỉ phục hồi phần thân răng lộ ra ngoài nướu, không thay thế được chân răng đã mất. Do đó, nó không thể ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và lão hóa sớm do mất răng.
- Sau khi tiêu xương hàm diễn ra cầu sứ dần vênh hở, thường xuyên bị nhồi nhét thức ăn thừa gây hôi miệng, viêm nướu cần phải bỏ thời gian, chi phí để phục hình lại.
3. Trồng răng Implant
Nhờ có phương pháp cấy ghép Implant hiện đại, việc thay thế răng đã mất trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm đóng vai trò như chân răng thật đã mất. Khi Implant đã tích hợp ổn định với xương hàm thành một nền tảng vững chắc bác sĩ sẽ tiếp tục lấy dấu hàm chế tác mão sứ phù hợp và gắn cố định lên trên nhờ sự hỗ trợ của khớp Abutment.
Ưu điểm:
- Khả năng ăn nhai được khôi phục không khác gì răng thật, thoải mái thưởng thức mọi món ăn một cách ngon miệng mà không phải kiêng khem quá nhiều.
- Răng Implant được chế tác với màu sắc, hình dáng rất tự nhiên khó nhận biết được là răng giả. Nhờ đó việc giao tiếp dần thoải mái, tự tin hơn với nụ cười đầy rạng rỡ.
- Quá trình phục hình không cần mài nhỏ các răng lân cận, giữ nguyên vẹn cấu trúc của răng thật.
- Implant là phương pháp trồng răng giả duy nhất ở thời điểm hiện tại có thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm, giữ gìn cấu trúc gương mặt tránh hóp má, lão hóa sớm.
- Độ bền chắc, tuổi thọ của răng Implant tồn tại được trên 25 năm cho đến trọn đời nếu được chăm sóc khoa học.
Nhược điểm:
- Chi phí tốn kém hơn các phương pháp trồng răng truyền thống. Nhưng đây là khoản đầu tư thông minh bởi Implant chỉ cần thực hiện một lần và chăm sóc tốt là có thể dùng được trọn đời. Do đó về lâu dài đây là một giải pháp rất xứng đáng với đầu tư ban đầu.
- Thời gian thực hiện lâu hơn các phương pháp khác, thường mất tầm 1 – 6 tháng tùy theo từng tình trạng mới hoàn thành.
II. Sau sinh bao lâu thì trồng răng được?
Giải đáp thắc mắc sau sinh bao lâu thì trồng răng được các bác sĩ chuyên khoa có khuyến cáo như sau:
Mẹ bầu sau sinh nên đợi ít nhất 3 – 6 tháng mới nên trồng răng giả đặc biệt là đối với trường hợp trồng răng Implant. Nguyên nhân được lý giải là do:
- Sức khỏe của mẹ sau sinh
Cơ thể của phụ nữ sau sinh cần thời gian để phục hồi, cả về thể chất và tinh thần. Việc thực hiện các thao tác trồng răng giả nhất là cấy ghép Implant tùy từng cơ địa có thể gặp một ảnh hưởng nhất định như: chảy máu, sưng đau,..
Nếu như thực hiện trồng răng khi sức khỏe chưa hồi phục dễ dẫn đến quá trình lành thương kéo dài và gây nhiều khó chịu hơn bình thường.
Bên cạnh đó, quá trình cấy ghép Implant cần dùng đến các loại thuốc tê, thuốc kháng viêm nên tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Do đó cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng.
- Ổn định tâm lý
Việc chăm sóc trẻ sau sinh thường khá vất vả dẫn đến tâm lý nhiều mẹ bỉm cảm thấy stress, lo lắng nhiều. Khi tâm lý không thoải mái cũng ít nhiều ảnh hưởng không tốt cho quá trình hồi phục sau trồng răng.
Do vậy việc chờ đến khi tâm lý hoàn toàn thoải mái sẽ giúp hỗ trợ quá trình trồng răng diễn ra thuận lợi và đạt kết quả tốt nhất.
Việc lựa chọn thời điểm trồng răng sau sinh cần được cân nhắc thật kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể gồm:
- Sức khỏe cơ thể: Trường hợp mẹ có sức khỏe tốt, hồi phục nhanh, không mắc các bệnh lý cơ thể thì thời gian trồng răng có thể diễn ra sớm hơn.
- Phương pháp trồng răng: Đối với phương pháp răng giả tháo lắp hay bắc cầu sứ các thao tác phục hình tương đối nhẹ nhàng nên thời gian chờ đợi trồng răng sau sinh cũng ngắn hơn.
- Sức khỏe răng miệng: Nếu mẹ có các bệnh lý ở răng miệng thì cần phải mất thêm một khoảng thời gian để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh mới tiến hành trồng răng giả hiệu quả.
Tốt hơn hết mẹ sau sinh cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mới biết được thời điểm nào trồng răng giả thích hợp. Căn cứ theo từng tình trạng răng miệng, sức khỏe tổng thể, nhu cầu và mong muốn của mẹ bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị tốt nhất.
III. Lưu ý và thận trọng cho phụ nữ trồng răng sau sinh
Trồng răng sau sinh giúp cải thiện hiệu quả thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai tốt hơn cho mẹ bỉm. Thế nhưng để đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả cao cho quá trình phục hình răng các mẹ cần phải chú ý một số vấn đề sau:
- Cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn trung tâm nha khoa đảm bảo uy tín lâu năm, bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang bị đầy đủ máy móc, công nghệ hiện đại.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe tổng thể, bao gồm việc sinh con và cho con bú, khi đến nha khoa để được tư vấn và điều trị hiệu quả nhất.
- Sau khi trồng răng nên nghỉ ngơi đầy đủ, tránh áp lực, stress để lành thương nhanh hơn.
- Tuân thủ chăm sóc, vệ sinh răng miệng, giảm đau đúng cách theo chỉ định định của bác sĩ.
- Ăn uống bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất hỗ trợ tăng cường đề kháng giúp hồi phục nhanh chóng.
- Tái khám định kỳ đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát nhằm đảm bảo kết quả trồng răng ổn định dài lâu.
Hy vọng qua bài viết trên đây đã giúp mọi người biết được sau sinh bao lâu thì trồng răng được?
Mọi thắc mắc hãy liên hệ đến số hotline 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được thăm khám và tư vấn miễn phí!
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng implant
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Mang thai có trồng răng implant được không?
- Chi phí cấy ghép xương răng là bao nhiêu?
- Abutment implant là gì? Giá cả bao nhiêu?
Xem thêm răng miệng sau sinh:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?