Nắm và hiểu rõ kinh nghiệm làm răng sứ sẽ giúp bệnh nhân có được những dữ liệu cần thiết, không quá bỡ ngỡ khi tiến hành làm răng sứ tại nha khoa cũng như đảm bảo mang lại kết quả tối ưu, tránh những biến chứng không mong muốn.
I. Kinh nghiệm làm răng sứ trước khi thực hiện
Dịch vụ làm răng sứ là một giải pháp thẩm mỹ nha khoa toàn diện, không chỉ giúp cải thiện vẻ đẹp nụ cười mà còn “cứu cánh” cho nhiều trường hợp răng gặp vấn đề về hình dáng và chức năng.
Mặc dù phương pháp này rất phổ biến trong điều trị nha khoa nhưng không phải bệnh nhân nào cũng nắm và hiểu rõ hết các vấn đề xung quanh dịch vụ.
Do đó, kinh nghiệm làm răng sứ dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều dữ liệu quan trọng và cần thiết. Qua đó, bạn sẽ không còn quá ngỡ ngàng khi làm răng sứ.
1. Tìm hiểu chung về phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ
Tìm hiểu về phương pháp hay dịch vụ muốn thực hiện được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu và bọc răng sứ cũng không ngoại lệ. Việc hiểu rõ bản chất của dịch vụ muốn thực hiện sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung quy trình, thời gian, nắm được khái quát về ưu nhược điểm.
Nhờ vậy, mà bệnh nhân cũng có thể nhìn nhận được trình độ cũng như vấn đề y đức của bác sĩ.
Để rõ ràng hơn, bạn có thể xem video chia sẻ kiến thức về bọc răng sứ dưới đây.
2. Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng
Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao. Do đó, việc lựa chọn nha khoa uy tín là vô cùng quan trọng, đảm bảo răng sứ khít sát với cùi răng và cho thẩm mỹ hoàn hảo.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở nha khoa. Do đó để nhận biết đâu là nha khoa uy tín, chất lượng bạn nên dựa vào những tiêu chí sau: đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị và phản hồi của người bệnh.
Nha Khoa Đông Nam hiện là một trong những nha khoa hàng đầu tại TP.HCM về dịch vụ làm răng sứ.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn răng – hàm – mặt hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề đảm bảo tỷ lệ thành công cao, có thể xử lý mọi tình huống phát sinh trong quá trình làm răng sứ.
Đặc biệt, Nha khoa Đông Nam còn thực hiện chế tác răng sứ bằng hệ thống CAD/CAM hiện đại, tức là kỹ thuật thiết kế bằng máy tính, giúp răng sứ sau khi hoàn thiện có độ chính xác cao đến từng micro và rút ngắn thời gian thực hiện.
3. Lựa chọn loại răng sứ phù hợp
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại răng sứ nhưng về cơ bản chúng được chia làm 2 loại gồm răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
Răng sứ kim loại là loại răng sứ có cấu tạo khung sườn kim loại bên trong và bên ngoài phủ lớp men sứ. Ưu điểm của răng sứ kim loại là giá thành rẻ, vẫn đảm bảo được chức năng ăn nhai nhưng màu sắc lại không tự nhiên như răng thật.
Đặc biệt, sử dụng lâu ngày còn gây ra tình trạng đen viền nướu. Do đó, răng sứ kim loại chỉ thích hợp phục hình ở những vị trí răng hàm khuất bên trong.
Trong khi đó răng toàn sứ là loại răng sứ cao cấp được làm 100% từ sứ nguyên chất, cho màu sắc giống hệt như răng thật, độ bền chắc cao, tuổi thọ lâu dài và không gây tình trạng đen viền nướu. Thích hợp phục hình ở mọi vị trí răng trên cung hàm, nhất là răng cửa đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.
4. Điều trị dứt điểm bệnh lý răng miệng trước khi bọc răng sứ
Khi đến nha khoa, bệnh nhân sẽ được thăm khám kỹ lưỡng về tình trạng bệnh lý răng miệng trước khi tiến hành làm răng sứ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự kiểm tra trước tình trạng răng của mình tại nhà.
Với những trường hợp như sâu răng, mất răng, răng bị sứt mẻ,… rất dễ nhận biết. Người bệnh nên chú ý quan sát, xem vị trí răng gặp vấn đề có hiện tượng đau nhức không để trình bày rõ ràng với bác sĩ.
Điều này có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của bạn, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp đảm bảo mang lại kết quả tối ưu.
5. Tham khảo chi phí khi làm răng sứ
Một trong các kinh nghiệm cũng khá quan trọng khi làm răng sứ thẩm mỹ mà bạn không nên bỏ qua đó là tìm hiểu về chi phí.
Thông thường, tùy theo từng tình trạng răng miệng cụ thể, loại răng sứ lựa chọn mà mức giá bọc răng sứ ở mỗi người sẽ khác nhau. Việc tìm hiểu chi tiết giá của từng loại răng sứ sẽ giúp cho bạn có sự chuẩn bị về mặt tài chính được tốt hơn.
Bạn có thể tham khảo chi phí làm răng sứ tại các website, fanpage của những trung tâm nha khoa uy tín. Hoặc gọi điện, nhắn tin đến nha khoa để được tư vấn cụ thể nhất.
II. Hướng dẫn cách chăm sóc đúng cách sau khi làm răng sứ
Chăm sóc răng miệng là chìa khóa giúp duy trì tuổi thọ của răng sứ được lâu hơn, ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng.
- Súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sau khi đánh răng và sau bữa ăn.
- Làm sạch lưỡi bằng dụng cụ cạo lưỡi loại bỏ vi khuẩn.
- Thay bàn chải đánh răng sau 3 – 4 tháng hoặc bất kỳ khi nào lông bàn chải tòe ra.
2. Chế độ ăn uống khoa học
- Hạn chế ăn thức ăn cứng, dai, dính như kẹo cứng, đá viên, xương… vì có thể làm sứt mẻ hoặc vỡ răng sứ.
- Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây ê buốt răng.
- Hạn chế thức ăn có màu như cà phê, trà, nước ngọt để răng sứ bền màu theo thời gian.
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa tình trạng khô miệng.
3. Tránh các thói quen có hại
- Không dùng răng làm công cụ cắn xé bao bì, cạy mở nắp chai,…
- Đeo máng chống nghiến nếu có tật nghiến răng khi ngủ. Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi những bộ môn thể thao tiếp xúc.
- Không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia vì có thể gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng.
4. Duy trì thói quen khám răng định kỳ
- Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng sứ và thực hiện cạo vôi răng.
- Việc thăm khám thường xuyên giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề răng miệng, tránh biến chứng không mong muốn.
Trên đây là những kinh nghiệm làm răng sứ hữu ích mà bạn nên tìm hiểu và áp dụng nếu có nhu cầu thực hiện. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Xem thêm bọc răng sứ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?