Răng cửa là các răng nằm ở vị trí trung tâm của cung răng, lộ ra khi bạn cười nói. Vậy răng cửa có mấy cái? Chúng có bao nhiêu chân răng? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Răng cửa là răng số mấy? Nằm ở vị trí nào?
Một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 28 chiếc răng (chưa tính răng khôn) chia đều cho hàm trên và hàm dưới.
Để xác định vị trí nhóm răng, người ta chia cung hàm thành 4 phần, đếm số từ 1 – 4 theo chiều kim đồng hồ. Và tương tự, các răng ở mỗi phần tư cung hàm cũng được đánh số lần lượt từ 1 – 8.
Theo đó, răng cửa là răng số 1 và số 2, nằm ngay vị trí trung tâm giữa cung răng. Do đó, khi nói hay cười thì chiếc răng cửa sẽ được nhìn thấy đầu tiên, quyết định rất lớn đến thẩm mỹ nụ cười.
2. Răng cửa có mấy cái và bao nhiêu chân?
Răng cửa là các răng số 1, số 2 trong cung hàm. Mỗi người thường có 8 răng cửa, chia đều cho hai hàm, gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới.
Hai chiếc răng cửa ở trung tâm được gọi là răng cửa giữa, hai răng bên cạnh được gọi là răng cửa bên.
Trẻ em thường mọc chiếc răng cửa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi. Khi bé được 6 – 8 tuổi, chiếc răng này sẽ rụng đi, răng cửa vĩnh viễn mọc lên.
Cũng giống như các răng khác trong cung hàm, răng cửa cũng có thân và chân răng. Thân răng cửa có hình chiếc xẻng, dẹt, rìa cắn sắt bén. Răng cửa chỉ có một chân răng.
➣ Tìm hiểu thêm: Các chức năng của răng cửa trên cung hàm
3. Vai trò chức năng của răng cửa
Tất cả các răng trên cung hàm (trừ răng khôn) đều giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai, đặc biệt riêng ở nhóm răng cửa còn đảm nhận chức năng thẩm mỹ và phát âm.
a. Chức năng ăn nhai của răng cửa
Nhai, nghiền nhuyễn thức ăn là hoạt động vô cùng quan trọng nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Và răng chính là bộ phận đảm nhận nhiệm vụ này. Trong đó, răng cửa có chức năng chính là cắn chia thức ăn thành từng mảnh nhỏ giúp răng hàm nhai nghiền thức ăn hiệu quả hơn.
b. Chức năng thẩm mỹ
Do vị trí nằm ở trung tâm của cung răng nên răng cửa sẽ lộ ra khi cười nói, người ngoài rất dễ phát hiện khi chiếc răng cửa gặp vấn đề hay khiếm khuyết nào đó. Nhiều người cũng vì chiếc răng cửa không đẹp mà trở nên tự ti, không dám cười nói.
c. Chức năng phát âm
Sự tồn tại của răng cửa đóng vai trò lớn đến khả năng phát âm của mỗi người. Mặc dù giọng nói phát ra nhờ thanh quản nhưng âm sắc và ngữ điệu của mỗi người là nhờ cử động môi, lưỡi và răng. Do đó, nếu bị mất 1 hoặc nhiều răng cửa sẽ làm cho một người không thể phát âm tròn vành rõ chữ một số từ hoặc nói ngọng. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ.
4. Các vấn đề ở răng cửa thường gặp
a. Răng cửa bị sâu
Đây là bệnh lý tương đối phổ biến có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các vị trí răng trên cung hàm nếu quá trình chăm sóc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Ban đầu chỉ là những lỗ sâu nhỏ nhưng nếu không can thiệp điều trị sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công ăn mòn phần lớn mô cứng của răng gây tình trạng đau nhức, ê buốt.
b. Răng cửa bị viêm tủy
Sâu răng không được chữa trị, vi khuẩn sẽ tấn công vào vùng tủy răng gây viêm nhiễm, hình thành ổ áp xe, tạo nang lớn khiến xương hàm bị tổn thương và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
c. Răng cửa bị chấn thương, gãy vỡ
Vì nằm ở phía trước cung hàm nên răng cửa dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ nếu bị tác động lực quá mạnh. Do đó, với những người thường xuyên chơi thể thao hoặc vận động mạnh cần mang dụng cụ bảo vệ hàm.
d. Răng cửa thưa
Tình trạng răng thưa chủ yếu xảy ra ở nhóm răng cửa. Nguyên nhân có thể là do cung hàm rộng nhưng kích thước răng lại nhỏ, hoặc thiếu mầm răng bẩm sinh,… Răng thưa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dễ dính giắt thức ăn, mảng bám.
e. Răng cửa khấp khểnh, hô vẩu
Răng khấp khểnh, hô vẩu khiến nhiều người tự ti vì chúng làm suy giảm thẩm mỹ nụ cười. Đặc biệt, tình trạng này còn gây sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Thông thường, răng khấp khểnh, hô vẩu có thể khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ hoặc chỉnh nha niềng răng tùy thuộc vào nhu cầu cũng như tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
5. Làm gì để các răng cửa được đều, đẹp
Hầu như mọi vấn đề xảy ra với răng cửa như: thưa, chìa, lệch lạc, lộn xộn… đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, ảnh hưởng, phát âm của cung hàm.
Do đó, khi gặp phải các vấn đề này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp. Các phương pháp thường được chỉ định bao gồm: niềng răng, bọc sứ hoặc làm mặt dán sứ.
– Làm răng cửa đều, đẹp bằng bọc răng sứ
Trường hợp các răng cửa chỉ bị lệch lạc ở mức độ nhẹ hoặc kích thước của các răng không đều, to nhỏ bất thường, bạn có thể thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ để điều chỉnh lại kích thước, màu sắc của các răng, giúp chúng được đồng đều và thẩm mỹ hơn.
Về phương diện kỹ thuật, bọc sứ cho răng cửa là quá trình các bác sĩ mài đi một phần men răng bên ngoài các răng cần điều trị, thường là cả 4 răng. Sau đó, gắn cố định mão răng sứ với kích thước phù hợp lên trên.
⇒ Một số trường hợp bọc răng sứ cho răng cửa:
Bọc sứ cho răng cửa bị thưa
Bọc sứ cho răng cửa mọc lộn xộn
Bọc răng sứ cho răng cửa có hình cánh bướm
– Làm răng cửa đều bằng niềng răng
Niềng răng được xem là giải pháp lý tưởng để khắc phục các sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch về khớp cắn, giúp sắp xếp lại vị trí của các răng, nhờ đó chúng được thẳng đều và thẩm mỹ hơn.
Nhờ vào lực nắn chỉnh mạnh mẽ, ổn định, niềng răng có mắc cài có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp cần điều chỉnh vị trí của các răng cửa như: thưa, chìa, vẩu, lệch lạc, khấp khểnh… giúp chúng được thẳng đều với các răng khác trong cung hàm.
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế, nhu cầu và mong muốn của bản thân, bạn có thể chọn niềng răng có mắc cài (mắc cài tự buộc, kim loại, sứ, mặt lưỡi…) hoặc niềng răng không có mắc cài (máng niềng răng trong suốt hoặc khí cụ tháo lắp).
Cần phải lưu ý rằng, niềng răng chỉ giúp điều chỉnh vị trí của các răng, không thể điều chỉnh kích thước. Chính vì thế, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kết hợp niềng răng và bọc răng sứ để có được hiệu quả phục hình toàn diện và tối ưu nhất.
– Làm răng cửa đều bằng mặt dán sứ
Làm mặt dán sứ là một dạng cải tiến của kỹ thuật bọc răng sứ. Trong phương pháp này, bác sĩ chỉ loại bỏ một lớp men răng rất mỏng ở mặt ngoài của các răng cửa cần điều trị, sau đó gắn cố định mặt dán sứ lên trên.
Phương pháp này sẽ giúp điều chỉnh lại kích thước của các răng, giúp các răng được đều, đẹp hơn.
6. Làm gì khi răng cửa bị hư tổn?
Khi răng cửa bị hư tổn như: sâu, mẻ, vỡ hoặc chấn thương, bạn nên đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám và có biện pháp khắc phục phù hợp, thường là trám răng và bọc răng sứ.
– Trám răng cửa hư tổn
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa đơn giản, thường được chỉ định để phục hình các răng bị sâu nhẹ hoặc bị gãy, vỡ mà số lượng các răng bị mất không quá 2/3 thân răng.
Bệnh nhân bị thưa răng cửa cũng có thể trám răng để giúp các răng được sát khít với nhau. Thế nhưng, chỉ nên thực hiện phương pháp này nếu khoảng hở giữa hai răng là không quá lớn để tránh trường hợp kích thước của các răng được điều trị quá chênh lệch với các răng khác, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn hàm.
– Bọc sứ cho răng cửa hư tổn
Trường hợp răng cửa bị sâu hỏng nặng, đã ảnh hưởng đến tủy, bạn nên bọc sứ để bảo tồn răng. Mão răng sứ cứng chắc sẽ bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác.
⇒ Dưới đây là một số trường hợp bọc sứ cho răng cửa:
Bọc 4 răng sứ cho răng cửa bị hư tổn
Bọc răng sứ cho răng cửa bị mẻ
Bọc răng sứ cho răng cửa bị sâu, hư tổn
Bọc sứ và làm cùi giả cho răng giả
Trường hợp các răng cửa của bạn bị tổn thương quá nặng, không thể bảo tồn được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng. Khi đó, bạn nên nhanh chóng trồng lại chiếc răng này để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho hàm răng.
7. Làm gì khi răng cửa bị mất?
Tùy vào nhu cầu, tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng quát của bản thân, bạn có thể trồng lại răng giả các răng cửa bị mất bằng răng giả tháo lắp, cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant.
– Trồng răng cửa bằng răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một phương pháp trồng răng giả cổ điển, thường được sử dụng cho người cao tuổi hoặc bệnh nhân không đủ điều kiện hoặc không muốn làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép răng Implant.
Vì hầu hết các thành phần của răng giả tháo lắp được làm bằng nhựa nên không được tự nhiên, dễ nhận biết. Lực nhai của răng giả tháo lắp chỉ khoảng 30% – 40% răng thật.
– Trồng răng cửa bằng cầu răng sứ
Khi làm cầu răng sứ cho bạn, bác sĩ sẽ mài đi một phần men răng bên ngoài các răng thật kế cận để làm trụ răng. Sau đó, gắn cố định cầu răng sứ lên trên, vắt ngang qua vị trí răng bị khuyết để lắp đầy khoảng trống mất răng trên cung hàm.
Giá trị thẩm mỹ của cầu răng sứ là rất cao. Cầu răng sát khít với nướu. Thế nhưng, theo thời gian, vùng mô nướu bên dưới cầu răng sẽ tiêu dần đi do ảnh hưởng của hiện tượng tiêu xương hàm, tạo thành một khoảng trống bên dưới cầu răng gây mất thẩm mỹ.
– Trồng răng cửa bằng răng Implant
Trồng răng cửa bằng răng Implant là phương pháp trồng răng giả toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Răng Implant có cấu tạo tương tự như răng thật mọc tự nhiên từ nướu, với đầy đủ thân và chân răng.
Tính đến thời điểm hiện tại, cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng giả duy nhất có thể khắc phục hiện tượng tiêu xương hàm.
Trên đây là một số thông tin về răng cửa và một số biện pháp khắc phục các vấn đề xảy ra với các răng này, nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam để được tư vấn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem thêm giải phẫu răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?