Mọc thiếu răng là một trong những trường hợp bất thường hay gặp nhất trong quá trình phát triển răng ở người, được đặc trưng bởi sự thiếu một hay nhiều răng trên cung hàm.
Khi ta bị mọc thiếu răng, nó không chỉ gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân tìm ẩn của nhiều căn bệnh khác. Chúng ta nên tìm hiểu đúng nguyên nhân tại sao lại mọc thiếu răng để có cách xử lý cho phù hợp nhất.
I. Tại sao lại bị mọc thiếu răng?
Hiện tượng mọc thiếu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên như:
– Chủ yếu là do yếu tố gen di truyền.
– Do không có mầm răng vĩnh viễn.
– Do một nguyên nhân nào đó mà làm cho mầm răng của bạn bị mọc ngầm, không mọc ra ngoài được mặc dù bạn có mầm răng ở dưới.
– Hoặc do bị bác sĩ nhổ nhầm mầm răng từ khi bạn còn bé.
– Ngoài ra còn các yếu tố từ môi trường bên ngoài (chấn thương, viêm nhiễm, điều trị tia xạ, các hóa chất và sử dụng Thalidomide trong khi mang thai).
Một hàm răng đầy đủ ở con người sẽ gồm 32 chiếc răng (tính cả răng khôn) và chỉ có thể mọc lên 2 lần trong đời đó là lúc mọc răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Tình trạng thiếu răng thường hay gặp hơn ở răng vĩnh viễn, tỉ lệ thiếu răng vĩnh viễn lên tới 75 – 80%, phần lớn bệnh nhân chỉ bị thiếu 1 – 2 răng vĩnh viễn.
Trong đó, thiếu răng số 8 (răng khôn) chiếm phần lớn, lên tới 10 – 30% dân số. Thiếu răng cửa bên, răng hàm nhỏ đứng thứ hai trong các trường hợp thiếu răng, chủ yếu tác động tới răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới và răng cửa bên hàm trên, tiếp theo là răng hàm nhỏ hàm dưới, các răng cửa bên.
Tác hại của việc mọc thiếu răng:
– Răng bị mọc thiếu (ngoại trừ răng khôn) thì tác hại đầu tiên mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay bằng mắt thường đó chính là tính thẩm mỹ của hàm răng bị ảnh hưởng. Việc mọc thiếu răng sẽ khiến cho các răng còn lại bị “chạy” khỏi vị trí, tạo thành các khoảng thưa giữa các kẻ răng, không chỉ vậy răng còn có thể bị xô lệch trở nên lộn xộn hơn.
– Tình trạng thiếu răng có thể làm sai lệch khớp cắn, gây tổn hại đến răng và xương hàm, ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai.
– Nguy cơ các bệnh răng miệng tăng cao hơn như sâu răng, viêm nướu,…
II. Cách xử lý khi mọc thiếu răng
Để xác định chính xác trường hợp mọc thiếu răng là do nguyên nhân nào, bác sĩ sẽ thăm khám, chụp phim CT toàn hàm để kiểm tra tình trạng mầm răng có tồn tại hay không để có cách xử lý phù hợp.
1. Trường hợp mầm răng có tồn tại
Trong trường hợp này, chiếc răng bị thiếu trên cung hàm không thể trồi ra khỏi nướu được mà nằm lại trong xương hàm. Khi đó, chúng ta cần phải tìm cách đưa chiếc răng này ra khỏi nướu để thực hiện đúng chức năng của nó, tránh việc phải dùng đến một chiếc răng nhân tạo. Vì dù sao răng giả cũng không thể so sánh được với răng thật của mình.
Khi đó, bệnh nhân sẽ phải trải qua thủ thuật bộc lộ răng ngầm trong xương, sau đó gắn khí cụ để kéo chiếc răng này từ từ ra khỏi xương hàm theo đúng vị trí của nó.
2. Trường hợp không có mầm răng
Đối với trường hợp không có mầm răng, cũng giống với trường hợp mất răng, bệnh nhân cần thực hiện trồng răng giả để lấp đầy khoảng trống nơi răng bị thiếu.
Tùy vào khoảng trống ở vùng thiếu răng đó thưa nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ có những phương án trồng răng phù hợp như:
– Trồng răng bằng cấy ghép Implant: Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant và gắn mão răng sứ mô phỏng thân răng lên trên, răng Implant đảm bảo mức độ ăn nhai chắc chắn, thẩm mỹ y hệt răng thật rất khó nhận biết và là phương án được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.
– Trồng răng sứ: chỉ có thể phục hồi được phần thân răng trên nướu bằng cách làm cầu sứ gồm ít nhất 3 răng (điều kiện các răng kế cận còn chắc khỏe và phải mài cùi răng làm trụ cầu). Cầu răng sứ tuy được thực hiện nhanh chóng nhưng ăn nhai và thẩm mỹ không hoàn hảo, cần phải thay thế thường xuyên.
– Hàm giả tháo lắp: Hiện tại đây là một giải pháp được khá nhiều người cao tuổi sử dụng, chỉ có tác dụng thẩm mỹ tạm thời mà không giả quyết được triệt để vấn đề nhai cắn thức ăn do không đủ lực. Mặt khác, nó còn ảnh hưởng khiến quá trình teo nướu, lão hóa vùng hàm mặt nhanh hơn.
Ngoài phương pháp trồng răng giả ra, nếu các khoảng thưa của răng bị thiếu không quá lớn thì chúng ta có thể thực hiện niềng răng giúp các răng được sát khít và đều nhau.
Tại Nha Khoa Đông Nam, với hệ thống máy chụp CT Scaner 3D tại chỗ tạo sự tiện lợi cho bệnh nhân, thông qua những tấm phim 3D này mà bác sĩ sẽ có những phân tích và đưa ra cách xử lý tối ưu nhất cho từng trường hợp cụ thể khác nhau.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý trong trường hợp mọc thiếu răng. Nếu bạn đang bị thiếu răng và cần được khắc phục, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa răng miệng thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm mọc răng:
- Quá trình trẻ mọc răng qua các giai đoạn
- Dấu hiệu mọc răng khểnh
- Răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn đã mọc
- Không mọc răng khôn là hiện tượng gì? Có nguy hiểm không?
Xem thêm kiến thức tổng hợp:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?