Yếu tố thẩm mỹ, độ bền chắc là điều được nhiều người quan tâm khi muốn trám răng. Do đó, trước khi thực hiện có không ít bệnh nhân băn khoăn không biết trám răng có bền không? Bao lâu thì cần phải trám lại?
I. Trám răng là gì? Khi nào nên trám răng?
Trám răng là một phương pháp được áp dụng để tái tạo lại hình dáng, chức năng của răng bằng chất liệu Composite chuyên dụng giúp lấp đầy mô răng bị khiếm khuyết.
Quy trình trám răng diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng, không gây đau nhức, chỉ mất tầm 10 – 15 phút/răng là hoàn thiện.
Răng sau khi được trám sẽ được cải thiện hiệu quả về mặt thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn. Đồng thời, hạn chế được các nguy cơ vi khuẩn cùng các tác nhân có hại khác tấn công khiến răng hư hỏng nặng.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng trong các trường hợp như:
- Răng bị sâu nhẹ ở bề mặt men răng.
- Răng bị viêm tủy nhưng không quá nghiêm trọng.
- Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, mòn men, khuyết cổ chân răng nhẹ.
- Răng thưa, hở kẽ ít, khoảng hở giữa 2 răng không quá 2mm.
- Việc trám răng nên được thực hiện sớm nhất có thể ngay từ khi bệnh lý, tổn thương ở răng mới hình thành.
Điều này sẽ tránh tình trạng tổn thương ngày càng nặng làm ảnh hưởng đến vùng tủy răng bên trong khiến điều trị mất nhiều thời gian và chi phí hơn.
II. Trám răng có bền không?
Trám răng chỉ phù hợp cho trường hợp răng có bệnh lý, tổn thương, khiếm khuyết nhẹ.
Tuổi thọ trung bình của miếng trám răng thường duy trì được khoảng 3 – 5 năm hoặc có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy theo từng tình trạng răng miệng cụ thể cũng như chế độ chăm sóc của mỗi người.
Sau khoảng thời gian này miếng trám sẽ dần có dấu hiệu bị trong tróc, mẻ vỡ do tác động từ nhiệt độ, lực ăn nhai cũng như vệ sinh răng hằng ngày. Bên cạnh đó, màu sắc miếng trám cũng có sự thay đổi trở nên ố vàng do nhiễm màu từ thực phẩm ăn uống.
Lúc này bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và trám lại răng mới để có thể cải thiện thẩm mỹ và ăn nhai được tốt như ban đầu.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám răng
Trám răng có bền không còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
1. Tình trạng răng trước khi trám
Trường hợp răng chỉ bị sâu hỏng, tổn thương ít, chưa gây ảnh hưởng đến vùng tủy răng, trám răng có thể duy trì thời gian sử dụng được lâu hơn so với trường hợp trám răng bị tổn thương nặng và cần điều trị tủy.
2. Vị trí răng được trám
Ở vị trí răng hàm thường phải chịu lực tác động mạnh từ việc ăn nhai hằng ngày cho nên độ bền cũng sẽ không được cao so với răng được trám ở nhóm răng cửa phía ngoài.
3. Chất liệu trám được sử dụng
Có nhiều vật liệu trám răng như: Amalgam, vàng, xi măng silicat, Composite,…
Trong đó, Composite được đánh giá là chất liệu có độ an toàn tốt nhất, không gây kích ứng, màu sắc thẩm mỹ tương đồng như răng thật nên dần được thay thế cho Amalgam và Silicat (dễ gây kích ứng, thẩm mỹ kém).
Không chỉ vậy, Composite cũng có khả năng chịu lực tốt nên sẽ giúp đáp ứng khả năng ăn nhai hiệu quả, tuổi thọ tương đối cao nên bạn hoàn toàn có thể an tâm lựa chọn để sử dụng vật liệu trám răng này.
4. Cách chăm sóc miếng trám
Nếu được chăm sóc với một chế độ khoa học, vệ sinh răng đúng cách, ăn uống lành mạnh, không có các thói quen gây hại cho răng. Khi đó tuổi thọ sử dụng của miếng trám cũng sẽ được duy trì lâu dài hơn.
Đối với bệnh nhân có các thói quen ăn nhai đồ dai, cứng, nhai nước đá lạnh, dùng răng mở đồ vật hay đánh răng quá mạnh, đánh răng bằng bàn chải cứng theo chiều ngang,… Lúc này sẽ gây các tác động mạnh khiến cho miếng trám nhanh bị bong tróc, mẻ vỡ thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng nướu.
IV. Cách chăm sóc giúp gia tăng độ bền của miếng trám
Để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất, duy trì độ bền đẹp lâu dài cho miếng trám. Bạn nên chú ý thực hiện tốt các vấn đề sau đây:
- Khi mới trám răng xong nên tránh ăn uống trong khoảng 2 tiếng để miếng trám được khô cứng, bám chắc chắn vào răng.
- Chế độ ăn uống hàng ngày cũng nên hạn chế tối đa các thực phẩm quá dai, cứng. Tránh các món nhiều đường, nhiều axit, các món dễ bám dính.
- Không nên dùng nhiều các món đậm màu như: cà phê, rượu vang, trà đặc, tránh hút thuốc lá, uống bia rượu,…
- Loại bỏ ngay các thói quen nhai nước đá lạnh, dùng răng mở bao bì, mở nắp chai, cắn móng tay,…
- Đeo dụng cụ bảo vệ hàm khi chơi thể thao hoặc khi ngủ nếu có bệnh nghiến răng để tránh các tác động mạnh có thể làm cho miếng trám cũng như răng thật bị gãy mẻ.
- Hãy chú ý ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ tốt cho răng nướu, uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
- Khi chải răng nên chú ý chọn các bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour. Chải răng với lực nhẹ vừa phải theo chiều dọc, chải đều khắp các bề mặt của răng trong thời gian tối thiểu 2 phút.
- Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng với nước muối sinh lý, chải sạch cả vùng lưỡi để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, vi khuẩn còn tồn đọng giữ hơi thở thơm mát.
- Khám răng, cạo vôi răng định kỳ tại cơ sở nha khoa uy tín 6 tháng/lần để bác sĩ kiểm tra tình trạng của miếng trám, kịp thời khắc phục các dấu hiệu bất thường (nếu có).
Hy vọng, qua bài viết, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về trám răng có bền không. Mọi vấn đề thắc mắc bạn có thể liên hệ đến tổng đài 19007141 để được hỗ trợ giải đáp tận tình, miễn phí.
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Răng bị nứt thì phải làm sao?
- 2 Răng cửa bị thưa có trám được không và bao nhiêu tiền?
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt
- Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?
- Sau khi bọc răng sứ có bị sâu răng không?
Xem thêm răng nứt vỡ mẻ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?