chương trình giảm giá liên kết ngân hàng

Bị đau răng cấm: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau răng cấm là tình trạng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Những cơn đau nhức có thể thoáng qua, thậm chí kéo dài khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi, ăn uống giảm sút. Để biết được bị đau răng cấm: Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào hiệu quả. Hãy cùng theo dõi nội dung được chia sẻ trong bài viết sau đây.

bị đau răng cấm phải làm sao

I. Vị trí và cấu tạo của răng cấm

Răng cấm là tên gọi dân gian của các răng số 6, số 7 trong cung hàm, tính từ ngoài vào trong.

Chức năng chính của chúng là nhai và nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nhờ đó, quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Răng cấm là răng số 6 và số 7 trên cung ham
Răng cấm là răng số 6 và số 7 trên cung ham

Cũng giống như các răng khác, răng cấm có cấu tạo gồm 3 lớp: men răng, ngà răng và tủy răng.

  • Trong đó, men răng là lớp ngoài cùng, bao bọc, bảo vệ cho các cấu trúc bên trong và không cảm nhận được cảm giác đau.
  • Ngà răng là lớp giữa của răng. Bên trong của ngà răng sẽ bao gồm nhiều ống ngà nhỏ chứa đựng các tế bào ngà. Thông qua ngà răng sẽ tạo ra được cảm giác cho răng mỗi khi dùng các món có nhiệt độ nóng, lạnh hay món chua, ngọt.
  • Lớp trong cùng của răng là tủy răng. Chức năng của tủy là nuôi dưỡng, tái tạo ngà răng và cảm nhận các kích thích từ bên ngoài. Chính vì thế, các vấn đề về tủy như sang chấn do va chạm, viêm tủy, chết tủy… thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

II. Các nguyên nhân khiến răng cấm bị đau

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau răng cấm, thường gặp nhất là:

1. Răng bị sâu, viêm tủy

Sâu răng với biểu hiện đặc trưng đó là những đốm trắng đục, lỗ sâu đen nhỏ trên bề mặt của răng. Bệnh lý này chủ yếu là do sự kết hợp giữa axit có trong nước bọt và vi khuẩn từ mảng bám thức ăn, cao răng tại thành.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Khi lỗ sâu xâm lấn vào ngà, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng.

Nếu sâu răng lan rộng đến tủy, có thể gây viêm tủy, hoại tử tủy, khiến bệnh nhân bị đau nhức dữ dội khi răng bị kích thích, nhiều trường hợp còn có thể xuất hiện các cơn đau tự phát.

Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân gây đau răng cấm thường gặp
Sâu răng, viêm tủy là nguyên nhân gây đau răng cấm thường gặp

2. Răng bị chấn thương

Răng bị mẻ, gãy, vỡ, nứt hoặc bất kỳ chấn thương nào khác nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sâu răng, viêm tủy, hoại tử tủy, thậm chí là viêm quanh chóp răng, áp xe chân răng,… khiến bệnh nhân bị đau nhức, ê buốt.

Đau răng thường chia thành từng cơn. Nhẹ thì đau tại chỗ, nặng hơn có thể đau dữ dội lan ra xung quanh, giật theo nhịp mạch đập.

Trường hợp nặng hơn xuất hiện tình trạng đau dù không có bất kì tác động bên ngoài nào.

3. Bệnh nha chu, viêm nướu

Nha chu là tên gọi chung của tổ chức xung quanh răng. Trong đó các bộ phận cốt lõi của nha chu sẽ gồm có: nướu, dây chằng, xương ổ răng. Nhiệm vụ chính của nha chu sẽ giúp duy trì chống đỡ và giữ răng được trụ vững chắc trong xương hàm.

Thông thường, bệnh nha chu sẽ phát triển từ giai đoạn nhẹ đến nặng và chia thành 2 dạng đó là viêm nướu và viêm nha chu.

Các cơn đau do bệnh nha chu thường có nhiều cấp độ. Trong giai đoạn viêm nướu, bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt răng khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Khi phát triển thành viêm nha chu, với các biểu hiện như xuất hiện ổ mủ ở chân răng, áp xe răng, tụt nướu, bệnh thường gây nhiều đau nhức cho bệnh nhân.

4. Mọc răng khôn

Bệnh nhân cũng có thể bị đau răng cấm do biến chứng của việc mọc răng khôn. Khi răng khôn mọc lệch, chúng có thể chèn ép, thậm chí là “đâm thẳng” vào chiếc răng cấm bên cạnh, khiến chúng bị hỏng.

Ngay cả khi mọc thẳng, sự tồn tại của răng khôn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của răng cấm. Thức ăn dễ dắt vào trong khe hở giữa hai răng này, gây sâu răng.

Răng cấm bị đau nhức có thể do ảnh hưởng từ răng khôn mọc lệch
Răng cấm bị đau nhức có thể do ảnh hưởng từ răng khôn mọc lệch

III. Triệu chứng đau răng cấm

Đau răng cấm ít nhiều đều ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của hàm. Khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn hơn trước, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các triệu chứng đau răng cấm ở mỗi người sẽ không hoàn toàn giống nhau. Một số người có thể chỉ bị đau nhức nhẹ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nhiều người lại phải chịu đụng những cơn đau nhức kéo dài hằng giờ rất mệt mỏi.

Các dạng đau răng cấm mà bệnh nhân thường gặp bao gồm:

  • Đau răng đột ngột
  • Đau khi nhai, cắn, cơn đau giảm dần khi loại bỏ kích thích
  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh hoặc vị chua ngọt của thức ăn
  • Đau tự phát, kéo dài vài phút hoặc vài giờ
  • Sưng nướu hoặc mặt ở vùng răng bị ảnh hưởng
  • Cơ hàm căng cứng
  • Đau nhói buốt trong hàm
  • Chảy máu nướu răng
  • Đau gần tai hoặc đau đầu

IV. Cách làm dịu các cơn đau răng cấm tại nhà

Để có thể khắc phục dứt điểm triệu chứng đau nhức ở răng cấm gây ra, bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên khoa phù hợp với từng tình trạng cụ thể.

Nếu như chưa có điều kiện đến nha khoa để được thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp, bạn có thể sử dụng một hoặc một vài cách sau để làm dịu các cơn đau:

1. Súc miệng bằng nước muối

Việc giảm đau nhức răng bằng nước muối khá đơn giản. Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng 30 giây rồi nhổ đi, thực hiện nhiều lần trong ngày, các cơn đau nhức răng sẽ giảm đáng kể.

Súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp giảm đau răng khá tốt
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp giảm đau răng khá tốt

Không nên sử dụng nước muối tự pha, vì dung dịch này không đảm bảo được nồng độ và tiêu chuẩn vệ sinh.

2. Súc miệng bằng nước trà xanh

Nước trà xanh có tính kháng khuẩn cao, có thể làm chậm sự phát triển của sâu răng. Súc miệng bằng trà xanh còn giúp xoa dịu các triệu chứng viêm nướu răng.

3. Chườm đá

Bạn có thể giảm đau răng cấm bằng cách chườm đá.

Khi thực hiện, bạn nên bọc đá trong khăn hoặc túi đá, không chườm trực tiếp lên da hoặc đặt đá lên chiếc răng đau để tránh làm tổn thương các mô.

Giảm đau răng cấm bằng chườm đá lạnh
Giảm đau răng cấm bằng chườm đá lạnh

4. Súc miệng bằng nước cốt chanh

Bạn có thể pha nước cốt chanh vào trong cốc nước ấm để súc miệng. Điều này sẽ giúp răng được sạch sẽ, hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn.

Sau khi thực hiện, bạn nên uống hoặc súc miệng bằng nước lọc để giảm bớt lượng acid còn bám lại trên bề mặt răng.

5. Dùng lá trầu không

Lấy 2 – 3 lá trầu không, giã nhỏ rồi hòa với một chén rượu. Để khoảng 10 phút rồi gạn lấy phần nước trong để súc miệng, cảm giác đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Có thể dùng là trầu không để giảm tình trạng đau răng
Có thể dùng là trầu không để giảm tình trạng đau răng

Lưu ý: các phương pháp trên chỉ làm suy giảm các triệu chứng, không thể khắc phục triệt để tình trạng đau răng. Do đó, ngay khi có thời gian, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và điều trị.

V. Cách điều trị đau răng cấm tại nha khoa – An toàn, hiệu quả

Khi răng cấm có dấu hiệu bị đau nhức, ê buốt, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tại Nha khoa Đông Nam, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng cho bạn, chụp X – Quang nếu cần thiết. Từ các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

1. Trám răng Composite

Thông thường, trường hợp răng cấm bị sâu nhẹ, sứt mẻ, gãy vỡ nhỏ chưa làm tổn thương đến tủy. Lúc này phương pháp trám răng Composite sẽ giúp khắc phục một cách nhanh chóng với mức chi phí tương đối tiết kiệm.

  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 10 – 15 phút cho mỗi vị trí trám
  • Chi phí thấp, chỉ 400.000 đồng/răng (giá Nha khoa Đông Nam)
  • Ít xâm lấn mô răng thật, không cần mài răng
  • Màu sắc tương đồng với răng thật
  • Độ chịu lực, chịu mài mòn cao
  • An toàn, lành tính với cơ thể
  • Tuổi thọ trung bình của mỗi miếng trám thường là 3 – 5 năm nếu chú ý chăm sóc răng miệng tốt
Trám răng sâu
Trám răng sâu

2. Bọc răng sứ

Trường hợp răng cấm bị sâu hỏng, viêm tủy, gãy mẻ lớn, mòn men nặng không thể khắc phục hiệu quả bằng trám răng. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy dứt điểm và phục hình lại bằng bọc sứ để cải thiện thẩm mỹ, ăn nhai tốt hơn cho răng.

Phương pháp bọc răng sứ được đánh giá khá tốt bởi các ưu điểm như:

  • Giá trị thẩm mỹ cao. Răng sứ có hình dáng, màu sắc giống hệt như răng thật.
  • Răng sứ có độ bền, khả năng chịu lực cao giúp cải thiện ăn nhai tốt hơn.
  • Tuổi thọ cao, có thể lên đến hàng chục năm khi phục hình bằng dòng răng toàn sứ và chăm sóc cẩn thận.
  • Có nhiều loại răng sứ khác nhau đáp ứng tối đa nhu cầu của mỗi người.
  • Chi phí bọc răng sứ hợp lý, dao động trong khoảng 1.000.000 – 7.000.000 đồng/răng (giá Nha khoa Đông Nam).
Bọc răng sứ phục hình răng hư tổn nặng
Bọc răng sứ phục hình răng hư tổn nặng

3. Điều trị viêm nướu, viêm nha chu

Khi đau răng cấm có nguyên nhân là do viêm nướu, viêm nha chu gây ra. Bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng cụ thể và có giải pháp khắc phục phù hợp như:

  • Cạo vôi răng, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ loại bỏ ổ vi khuẩn gây viễm nhiễm khi răng đang trong giai đoạn viêm nướu.
  • Trường hợp viêm nha chu cần phải kết hợp điều trị bằng nhiều biện pháp như: cạo vôi răng, nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng, ghép vạt nướu. Một số trường hợp có thể cần dùng thêm kháng sinh để thúc đẩy quá trình hồi phục của nướu diễn ra hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn gây viêm nướu
Cạo vôi răng loại bỏ mảng bám chứa ổ vi khuẩn gây viêm nướu

4. Nhổ răng và trồng lại răng giả bằng cấy ghép Implant

Nhổ răng luôn được bác sĩ hạn chế tối đa. Chỉ bắt buộc thực hiện nhổ răng cấm khi bệnh lý, tổn thương quá nghiêm trọng, nhiễm trùng vùng chân răng và không thể điều trị hiệu quả bằng các biện pháp thông thường được.

Việc nhổ răng sẽ giúp loại bỏ cảm giác đau nhức dai dẳng cho bệnh nhân, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng ảnh hưởng các răng xung quanh cũng như sức khỏe.

Sau khi nhổ răng cần nhanh chóng tiến hành trồng răng giả mới để ngăn chặn các biến chứng do mất răng gây ra.

Tuy có nhiều phương pháp phục hình răng mất nhưng các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân ưu tiên lựa chọn cấy ghép răng Implant.

Bởi đây là kỹ thuật duy nhất có thể khôi phục được chiếc răng đã mất với cấu tạo hoàn chỉnh không khác gì răng thật trước đó.

Với trụ Implant làm từ Titanium lành tính được cấy ghép trực tiếp và bên trong xương hàm sẽ giúp thay thế chân răng đã mất. Nhờ đó có thể giữ cho cấu trúc răng được ổn định, ngăn chặn tiêu xương hàm, giữ gương mặt không bị lão hóa sớm.

Khi đáp ứng tốt về kỹ thuật phục hình cũng như chăm sóc răng miệng khoa học bạn có thể yên tâm sử dụng răng bền chắc trọn đời mà không cần phải thay mới nhiều lần như các phương pháp trồng răng giả truyền thống.

Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant để sử dụng bền chắc dài lâu
Trồng răng giả bằng cấy ghép Implant để sử dụng bền chắc dài lâu

5. Nhổ răng khôn

Nếu răng cấm bị đau do răng khôn mọc lệch, nhổ răng khôn sẽ là một chỉ định cần thiết cho bệnh thân.

Không giống như các răng khác, răng khôn không có vai trò rõ ràng trong việc ăn nhai.

Hơn nữa sự tồn tại của chiếc răng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng cho bệnh nhân, bởi chúng nằm sâu trong cung hàm nên rất khó vệ sinh.

Vi khuẩn và vụn thức ăn rất dễ đọng lại trên bề mặt răng gây sâu răng, viêm nướu. Do đó, bác sĩ thường khuyên nhổ đi.

Nhổ răng khôn mọc lệch
Nhổ răng khôn mọc lệch

Trên đây toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề bị đau răng cấm: Nguyên nhân và cách điều trị.

Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc liên qua đến răng miệng chưa nắm rõ hãy gọi ngay đến hotline 19007141 để được hỗ trợ giải đáp một cách chi tiết. Hoặc đến Nha Khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn Miễn Phí!

Xem thêm sâu răng:

Xem thêm mọc răng:

Xem thêm nha chu viêm nướu:

Xem thêm răng nứt vỡ mẻ:

close
Nha Khoa Đông Nam Đồng Hành Cùng Hệ Thống Các Ngân Hàng Áp Dụng Chính Sách Ưu Đãi 30% Tất Cả Các Dịch Vụ Foxit PDF Editor Full Crack Mới Nhất | Tải Và Dùng Không Giới Hạn Download ProShow Producer 9.0 Full Crack Vĩnh Viễn