Cầu răng sứ răng cửa có khả năng thay đổi nụ cười ngại ngùng, tự ti của bạn do tình trạng mất răng bấy lâu nay gây ra. Vậy cầu răng sứ là gì? Chúng có phải là phương pháp tốt nhất để phục hình chiếc răng cửa đã mất không?
I. Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp dùng để phục hình chiếc răng đã mất. Nó đòi hỏi những chiếc răng bên cạnh răng mất phải khỏe mạnh để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ bên trên.
Theo đó, bác sĩ sẽ mài những chiếc răng này theo một tỷ lệ nhất định rồi gắn cố định cầu răng sứ vào, lấp đầy khoảng trống mất răng.
Thông thường, nếu bạn mất 1 răng, bác sĩ sẽ mài 2 răng làm trụ và phục hình cầu sứ gồm 3 răng, mất 2 răng liền kề sẽ cần mài ít nhất 3 răng làm trụ và phục hình cầu sứ gồm 5 răng.
II. Có nên làm cầu răng sứ răng cửa không?
Có nên làm cầu răng sứ cho răng cửa không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm bởi vì khi bỏ ra một khoảng chi phí để đi làm răng ai cũng mong muốn mang lại kết quả tốt nhất.
Trên thực tế, hiện nay hầu hết các nha khoa vẫn sử dụng phương pháp này để phục hình răng mất cho bệnh nhân là vì chúng sở hữu những ưu điểm sau:
- Cầu răng sứ là phục hình cố định, được gắn chắc chắn vào răng giúp khôi phục sức nhai khoảng 60 – 70% so với răng thật, bệnh nhân có thể ăn uống ngon miệng hơn so với phương pháp làm răng giả tháo lắp truyền thống.
- Hình dáng và màu sắc của cầu răng tương tự như răng thật, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt, khi lựa chọn dòng răng toàn sứ cao cấp, màu sắc răng còn có độ trong bóng tự nhiên, không bị đen viền nướu như dòng răng sứ kim loại.
- Thời gian thực hiện nhanh chóng, trung bình khoảng 2 – 4 ngày bệnh nhân đã có răng mới để ăn nhai và khôi phục thẩm mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên thì làm cầu răng sứ vẫn tồn tại một số nhược điểm sau mà bệnh nhân nên cân nhắc:
- Cầu răng sứ bắt buộc phải mài răng, chiếc răng làm trụ sau một thời gian sử dụng sẽ yếu dần và bệnh nhân sẽ phải mài răng khác để phục hình cầu răng sứ mới.
- Khi mất răng, tình trạng tiêu xương hàm sẽ diễn ra. Cầu răng sứ chỉ khôi phục được phần thân răng bên trên còn chân răng dưới nướu vẫn trống nên xương hàm tiếp tục suy thoái. Đó là lý do mà sau một thời gian sử dụng bạn sẽ thấy mô nướu lõm xuống, để lộ khe hở giữa nướu và cầu sứ gây mất thẩm mỹ, tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
- Ngoài ra, cầu răng sứ chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân mất 1 hoặc 1 vài răng liền kề, và các răng bên cạnh vị trí răng mất phải đảm bảo chắc khỏe. Trường hợp bệnh nhân mất 3 răng cửa trở lên, phục hình bằng cầu răng không được bác sĩ khuyến khích vì phải mài nhiều răng.
III. Mất răng cửa thì nên thực hiện bằng phương pháp nào?
Bên cạnh giải pháp cầu răng sứ thì khi mất răng cửa, bệnh nhân còn có thể phục hình bằng phương pháp làm răng giả tháo lắp hoặc cấy ghép Implant.
1. Răng giả tháo lắp
Là tổ hợp các răng nhựa được ép chắc chắn trên nền nướu giả, có móc kim loại hoặc không. Phương pháp này có thể tháo lắp tại nhà, đáp ứng khả năng ăn nhai ở mức trung bình, khoảng 40% so với răng tự nhiên.
Tuy nhiên, thẩm mỹ của răng tháo lắp không cao và còn khiến tình trạng tiêu xương hàm diễn biến nhanh hơn.
2. Cấy ghép Implant
Bác sĩ sẽ đặt trụ Implant được làm từ Titanium vào xương hàm của bệnh nhân, thay thế chân răng đã mất. Sau khoảng 1 – 3 tháng (tùy tình trạng xương hàm), trụ Implant sẽ tích hợp cứng chắc vào xương hàm và hoạt động tương tự như chân răng thật. Lúc này, bác sĩ sẽ phục hình thân răng lên trên trụ Implant thông qua khớp nối Abutment.
Vì có các trụ Implant nâng đỡ, cố định nên chức năng ăn nhai của răng Implant chắc chắn như răng tự nhiên. Bệnh nhân có thể ăn nhai bình thường, ngon miệng như thời điểm chưa mất răng.
Răng sứ trên Implant có màu sắc và hình dáng giống hệt như răng thật, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
Nhờ có chân răng nhân tạo hoạt động tương tự như răng thật, mà răng Implant giúp kích thích xương hàm phát triển và duy trì mật độ ổn định, ngăn chặn tình trạng tiêu xương do mất răng.
Đặc biệt, kỹ thuật thực hiện chỉ tác động lên khoảng mất răng, không xâm lấn đến các răng kế cận, không cần mài răng.
Như vậy, trong 3 phương pháp gồm răng giả tháo lắp, cầu răng và cấy ghép Implant thì cấy ghép Implant là phương pháp phục hình phù hợp nhất với trường hợp mất răng cửa.
Chúng giúp khôi phục ăn nhai gần 100% răng thật, trong khi cầu răng sứ chỉ đạt khoảng 60 – 70% và răng giả tháo lắp là 40%. Đặc biệt, răng Implant có thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm, ưu điểm không thể tìm thấy ở các phương pháp trồng răng giả khác.
Hơn hết, tuổi thọ của răng Implant trung bình khoảng 20 – 25 năm, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt còn cầu răng sứ chỉ khoảng 5 – 7 năm và 3 – 5 năm đối với răng giả tháo lắp. Để rõ ràng và tiện đánh giá, bạn có thể theo dõi bảng so sánh đặc điểm cơ bản của các phương pháp trồng răng dưới đây.
Từ các thông tin trên, có thể thấy, cấy ghép Implant là giải pháp trồng răng giả toàn diện và tối ưu nhất hiện nay. Sau khi tích hợp với xương, trụ Implant tồn tại như một phần của cơ thể, do đó bệnh nhân chỉ cần thực hiện cấy ghép một lần nhưng có thể sử dụng vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt, đúng như mong muốn của mình.
IV. Lưu ý khi sử dụng cầu răng sứ cho răng cửa
Vì nằm ở vị trí phía trước cung hàm, vị trí lộ ra ngay khi cười nói nên khi áp dụng cầu răng sứ bạn cần lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ cũng như thời gian sử dụng được lâu hơn:
- Lựa chọn nha khoa uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ bác giỏi, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại đảm bảo ca làm cầu răng sứ diễn ra an toàn và mang lại thẩm mỹ cao.
- Về cơ bản, cầu răng sứ có 2 loại gồm cầu răng sứ kim loại và cầu răng toàn sứ. Khi phục hình ở vị trí răng cửa bạn nên chọn loại răng toàn sứ vì chúng cho màu sắc trắng sáng và độ trong bóng tự nhiên, không xảy ra tình trạng đen viền nướu như cầu răng sứ kim loại.
- Sau khi làm cầu răng sứ, bạn cần chú trọng vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách, khoa học. Đánh răng 2 lần/ngày kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch răng một cách tốt nhất.
- Chế độ ăn uống cũng cần đặc biệt chú ý. Nên tránh đồ ăn quá dai cứng vì sẽ làm tăng nguy cơ cầu răng sứt mẻ. Tuyệt đối không dùng răng cắn móng tay hay cắn xé bao bì.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng cầu răng sứ, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh.
Như vậy, vấn đề có nên làm cầu răng sứ răng cửa không và phương pháp nào tốt nhất đã được giải đáp trên bài viết. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ đến số hotline 0972 411 411 hoặc đến trực tiếp tại Nha khoa Đông Nam để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Xem thêm cầu răng sứ:
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Chi phí làm cầu răng sứ giá bao nhiêu tiền?
- Làm cầu răng sứ có sử dụng vĩnh viễn được không?
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Trồng răng hàm bị mất bao nhiêu tiền?
- Quy trình trồng răng sứ như thế nào?
Xem thêm răng giả tháo lắp:
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Làm răng giả tháo lắp giá bao nhiêu?
- Trồng răng hàm số 6 giá bao nhiêu?
- Trồng răng cấm bao nhiêu tiền?
- Quy trình làm răng giả tháo lắp tại Nha Khoa Đông Nam
Xem thêm trồng răng implant:
- Trồng răng implant
- Mất răng lâu năm có trồng được không?
- Mẻ răng
- Trồng răng hàm số 6 giá bao nhiêu?
- Bộ dụng cụ cấy ghép răng implant gồm những gì?
Xem thêm mất răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?