Cơn đau răng đến một cách bất chợt gây khó chịu, làm suy sút tâm trạng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Những phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo đông Y dưới đây bạn có thể áp dụng bất cứ lúc nào để giảm đau nhanh chóng.
I. Các nguyên nhân gây đau răng
Đau nhức răng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hằng ngày. Thậm chí cơn đau răng có thể xảy ra mọi lúc dù không có bất kỳ tác động nào.
Theo đó, nguyên nhân gây đau răng được xác định là do nhiều yếu tố như:
Sâu răng
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến gây các triệu chứng đau nhức, ê buốt khó chịu dai dẳng ở răng.
Có thể nhận biết sớm sâu răng thông qua các dấu hiệu như: bề mặt răng xuất hiện các đốm trắng đục hoặc nâu đen. Theo thời gian vi khuẩn sẽ lan rộng hình thành các lỗ sâu rõ rệt trên răng trông mất thẩm mỹ hơn. Khi ăn uống nhất là với các món nóng, lạnh triệu chứng ê buốt, đau nhức sẽ diễn ra dữ dội hơn,…
Một số bệnh lý răng miệng khác
Không chỉ sâu răng mà một số bệnh lý khác ở răng miệng cũng là nguyên nhân gây đau nhức, khó chịu dữ dội ở răng phải kể đến như: viêm tủy, viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm trùng nướu răng, áp xe răng,….
Khi các bệnh lý răng miệng phát triển nặng sẽ gây cảm giác đau nhức, ê buốt nghiêm trọng hơn. Kèm theo đó là các triệu chứng sưng tấy, viêm nhiễm, chảy máu chân răng kéo dài khiến cho ăn nhai giảm sút, sức khỏe suy giảm.
Thậm chí việc không điều trị bệnh hiệu quả kịp thời sẽ có nguy cơ cao gây mất răng vĩnh viễn kéo theo hàng loạt biến chứng khó lường khác.
Mọc răng khôn
Nếu cảm thấy đau nhức, sưng tấy ở vùng nướu răng trong cùng rất có thể là do mọc răng khôn.
Đặc biệt là trong những trường hợp răng khôn mọc lệch lạc, mọc ngầm trong xương hàm, mọc đâm ngang sang răng kế cạnh, mọc kẹt bên dưới nướu thì triệu chứng đau nhức, sưng viêm sẽ càng dữ dội hơn.
Do thói quen hàng ngày
Các thói quen dùng răng nhai đá lạnh, mở nắp chai, xỉa răng bằng tăm, nghiến răng khi ngủ, chải răng quá mạnh theo chiều ngang, dùng bàn chải quá cứng,…
Tất cả đều gây tổn thương nghiêm trọng đến răng nướu, xói mòn men răng, chảy máu nướu răng, sưng đau, gãy mẻ răng vô cùng nguy hiểm.
Răng bị nứt gãy
Tai nạn, chấn thương, va đập mạnh ngoài ý muốn có thể khiến cho răng bị nứt mẻ, gãy vỡ làm lộ ngà răng và tủy răng bên trong. Lúc này vi khuẩn và các tác nhân có hại sẽ có cơ hội tấn công răng và gây đau nhức, ê buốt âm ỉ nhất là khi cắn và nhai thức ăn.
II. Cách bấm huyệt chữa đau răng theo Đông Y
Đau răng là căn bệnh mà ai cũng mắc phải một lần trong đời. Cảm giác đau nhức ở vùng răng, nướu có thể bộc phát bất chợt hoặc kéo dài dai dẳng tùy theo mức độ của bệnh lý mà răng đang mắc phải.
Sâu răng, viêm tủy, viêm quanh chân răng, áp xe, viêm nướu,….là những bệnh lý răng miệng thường gặp phá hủy cấu trúc răng, tạo nên những khiếm khuyết trên bề mặt răng hoặc làm tổn thương các mô liên kết.
Khi một cơn đau răng cấp tính bởi một nguyên nhân nào kể trên xảy ra, cơn đau sẽ rất nghiêm trọng. Lúc này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo Đông Y dưới đây để giảm đau cấp tốc:
1. Trường hợp mới bị đau răng
a. Bấm huyệt giáp xa
Huyệt giáp xa nằm giữa xương quai hàm vùng má, từ chân tai đi xuống, nơi lõm vào khi bạn nhai (xem hình ảnh để xác định đúng vị trí).
Theo lý thuyết về kinh lạc, huyệt giáp xa có tác dụng chủ trị các vùng bị đau xuất hiện trên mặt và vùng cằm cổ. Vì vậy bấm huyệt này có thể giúp giảm đau răng trong thời gian ngắn.
Khi bấm huyệt, nên ngồi ngay ngắn, xác định chính xác vị trí huyệt vị, dùng ngón cái và ngón út sờ vào huyệt và giữ, 3 ngón giữa thì thẳng ra ngoài.
Sau đó lại dùng 3 ngón giữa để xoa ấn lên vùng huyệt dưới cằm. Bấm đến khi tê tê thì dừng lại. Mỗi lần thực hiện từ 1-3 phút, nhiều lần trong ngày khi bạn có thời gian.
b. Bấm huyệt thiếu hải
Thực hiện co tay lại. Khi đó ở mặt trong của cánh tay sẽ có nếp nhăn lớn, tại vị trí cuối ở đầu nếp nhăn hướng đến đầu của ngón tay út chính là huyệt thiếu hải.
c. Bấm huyệt thương dương
Vị trí của huyệt nằm tại vị trí góc ngoài của chân móng ngón tay trỏ. Dùng tay ở bên kia bấm vào huyệt cùng bên với răng bị đau nhức.
d. Bấm huyệt thái uyên
Vị trí tại lằn chỉ ngang cổ tay, vùng lõm trên động mạch tay quay. Ở bên dưới huyệt là rãnh mạch tay quay.
e. Bấm huyệt liêm tuyền
Vị trí nằm ở giữa vùng bờ trên sụn giáp trạng, phía trên lằn chỉ ngang ở cuống hầu.
f. Bấm huyệt nhiên cốc
Huyệt nhiên cốc nằm tại vùng lõm ở sát giữa bờ dưới xương thuyền, trên đường giao nhau giữa da gan chân và mu chân.
g. Bấm huyệt nội đình
Các triệu chứng đau nhức răng sẽ thuyên giảm đáng kể khi ấn huyệt nội đình trong khoảng 15 phút. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để cảm nhận kết quả rõ rệt. Bạn có thể xác định huyệt nội đình dựa theo hình ảnh dưới đây:
h. Bấm huyệt hợp cốc
Huyệt hợp cốc (còn được gọi là huyệt hổ khẩu), nằm ở phần lõm tam giác giữa ngón trỏ và ngón cái. Theo Đông Y, huyệt này được gọi là huyệt của khuôn mặt, thuộc về kinh dương minh đại tràng.
Vì thế bấm huyệt này có thể giảm chứng đau răng trong tích tắc do kinh đại tràng đi qua vùng miệng, vòm họng và vùng răng lợi.
Cách thực hiện: hãy bấm, giữ 2 giây rồi thả lỏng 1 giây, bấm tiếp như vậy trong 3-5 phút. Khi bấm nên dùng lực 1 chút đủ mạnh, sau đó đổi tay.
i. Bấm huyệt ngư tế
Cách xác định vị trí huyệt ngư tế:
Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay.
Quan sát xem đầu của ngón trỏ chạm đến vị trí nào ở mô ngón tay cái thì huyệt sẽ ở vùng đó.
Đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
j. Bấm huyệt nhị gian
Khi bấm huyệt nhị gian chọn bên cùng với bên có răng bị đau. Dùng ngón tay cái của bên còn lại để ấn vào huyệt. Xác định vị trí huyệt nhị gian theo hình sau:
k. Bấm huyệt đại nghinh
Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt đại nghinh tại bên răng đau nhức tầm 2 – 3 phút.
Để xác định huyệt bạn hãy cắn chặt răng, lúc này huyệt sẽ nằm tại vị trí sát bờ trước cơ cắn và trên bờ dưới xương hàm dưới.
l. Bấm huyệt hạ quan
Ngậm miệng lại thật chặt, chỗ lõm dưới xương gò má, phía trước tai là huyệt hạ quan.
m. Bấm huyệt thái khê
Dùng ngón tay cái day vùng huyệt này khoảng 100 lần sẽ giúp cơn đau nhức răng nhanh thuyên giảm.
Vị trí huyệt nằm ở phía sau của mắt cá chân trong, tại chỗ lõm gần với gót chân.
2. Trường hợp đau răng lâu ngày
a. Bấm huyệt vị du
Tại vị trí dưới gai sống lưng 12 và đo theo chiều ngang 1.5 tấc.
b. Bấm huyệt tỳ du
Tại vị trí dưới gai sống lưng 11 và đo theo chiều ngang 1.5 tấc.
c. Bấm huyệt nội quan
Nằm ở giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé, phía trên cổ tay 2 tấc và nằm dưới huyệt gian sử 1 tấc.
d. Bấm huyệt thận du
Vị trí nằm bên dưới gai sống thắt lưng 2 và đo theo chiều ngang ra 1,5 tấc.
e. Bấm huyệt huyết hải
Dựa theo hình bên dưới đây để xác định vị trí của huyệt huyết hải:
III. Lưu ý khi ấn huyệt chữa đau răng
Khi ấn huyệt chữa đau răng để đạt được hiệu quả cao cần phải kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày trong khoảng thời gian nhiều ngày liên tiếp.
Mỗi khi day huyệt cần chú ý thực hiện thao tác theo chiều kim đồng hồng và dùng một lực vừa đủ mạnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống, chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách mới có thể giảm được cảm giác đau răng khó chịu và ngăn chặn các bệnh răng miệng phát triển nặng hơn.
Theo khuyến cáo của bác sĩ thì các cách chữa đau răng tại nhà chỉ có tác dụng tạm thời giảm đau chứ không thể đem lại kết quả lâu dài và khắc phục triệt để được các vấn đề bệnh răng miệng.
Chính vì vậy, bắt buộc phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng các biện pháp nha khoa thì mới trị dứt điểm cảm giác khó chịu này và ngăn chặn tình trạng răng bị hư hỏng nhiều hơn.
1. Trám răng
Trám răng là phương pháp điều trị nha khoa đơn giản, nhanh chóng và rất hiệu quả trong việc điều trị răng bị sâu nhẹ.
Bằng cách sử dụng chất liệu trám răng chuyên dụng Composite có màu sắc tương đồng với màu sắc của răng thật, bác sĩ sẽ bù đắp vào phần mô răng bị khuyết để tái tạo lại hình dáng thân răng ban đầu.
Tại Nha khoa Đông Nam, trám răng sẽ được thực hiện bằng công nghệ Composite kết hợp với đèn chiếu đông Halogen giúp thời gian trám răng nhanh chóng, chỉ mất khoảng 10-15 phút/1 răng. Nhờ đèn chiếu Halogen mà miếng trám được bám cố định vào mô răng thật, rất khó bong tróc.
2. Bọc răng sứ
Khi răng bị chấn thương sứt mẻ, ảnh hưởng đến tủy hoặc răng bị sâu viêm tủy gây đau nhức thì bọc răng sứ là phương pháp tốt nhất để bảo vệ, kéo dài tuổi thọ của răng thật.
Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ mài bớt một lớp men răng mỏng bên ngoài, sau đó lấy dấu hàm để chế tác một mão răng sứ bao bọc răng thật bên trong. Răng sứ có kích thước và màu sắc y hệt răng thật nên tính thẩm mỹ rất cao, độ bền chắc tốt đảm bảo ăn nhai chắc chắn.
Răng sứ tại Nha khoa Đông Nam được chế tác theo công nghệ CAD/CAM đạt độ khít sát với răng thật tối đa, chuẩn xác như răng thật với từng chi tiết, hạn chế tối đa tỷ lệ mài răng.
3. Cạo vôi răng
Với trường hợp đau nhức răng do viêm nướu hay viêm nha chu thì cạo vôi răng kết hợp với dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (tùy mức độ) là phương pháp điều trị cần thiết để hạn chế viêm nhiễm và giảm đau tối đa.
Lấy vôi răng là một thao tác nha khoa đơn giản, chỉ diễn ra trong vòng 20-30 phút. Đặc biệt, với kỹ thuật cạo vôi răng bằng máy siêu âm tại Nha khoa Đông Nam sẽ đảm bảo an toàn tối đa, hạn chế tình trạng ê buốt dù cho vôi răng có bám chặt dưới nướu đang bị viêm dễ tổn thương.
Tóm lại, để thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa đau răng theo Đông Y hiệu quả, an toàn, bạn cần xác định đúng vị trí huyệt vị và thực hiện đúng cách. Tuy nhiên quan trọng hết là phải đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo tổng đài 1900 7141 để được giải đáp nhanh nhất hoặc đến trực tiếp Nha khoa Đông Nam để được thăm khám, tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Xem thêm sâu răng:
- Chi phí nhổ răng sâu giá bao nhiêu?
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng?
- Mức độ sâu răng
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Trồng răng sứ giá rẻ nhất là bao nhiêu?
- Chỉnh răng thưa giá bao nhiêu?
- Mức độ sâu răng
Xem thêm nha chu viêm nướu:
- Giá cạo vôi răng và đánh bóng hiện nay là bao nhiêu?
- Bị đau răng cấm nguyên nhân và cách điều trị
- Đau răng có nên rượu để giảm đau không?
- Lý do bị nhức răng khi ăn đồ ngọt
Xem thêm trám răng:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?