Bị bể răng số 6 nên trám lại hay bọc sứ là mối quan tâm cùa nhiều người. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, bài viết sẽ hữu ích cho bạn.
I. Nguyên nhân răng bị vỡ
Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ có thể do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan gây nên, cụ thể gồm có:
Mắc các bệnh lý ở răng miệng
Các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy, bệnh nha chu,… không chỉ khiến cho răng đau nhức, nhạy cảm hơn bình thường. Mà đây còn là tác nhân hàng đầu khiến cho sức khỏe của răng dần suy yếu, dễ bị sứt mẻ, gãy vỡ khi ăn nhai và chải răng hằng ngày.
Nghiến răng khi ngủ
Ở những bệnh nhân có tật nghiến răng trong lúc ngủ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho răng bị bào mòn đáng kể, yếu dần và dễ gây ra tình trạng mẻ vỡ.
Tai nạn, chấn thương, va đập mạnh từ bên ngoài
Những tác động mạnh từ ngoại lực như tai nạn, chấn thương, va đập mạnh vào răng,… đều có nguy cơ cao gây sứt mẻ, gãy vỡ răng.
Thậm chí nghiêm trọng hơn có thể gây mất răng, tổn thương đến vùng nướu, mô mềm trong khoang miệng gây chảy máu, đau nhức, viêm nhiễm.
Thiếu các khoáng chất
Khi cơ thể bị thiếu các vitamin và khoáng chất như: canxi, flour, vitamin D, C,… sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến độ cứng chắc của răng. Điều này có thể khiến cho lớp men răng ngày càng suy yếu, dễ nứt vỡ hơn khi gặp lực tác động từ bên ngoài.
Có nhiều thói quen xấu
Nhiều thói quen hằng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây nứt mẽ, gãy vỡ răng, bao gồm:
- Thường xuyên ăn nhai các đồ quá dai cứng.
- Sử dụng răng như công cụ để mở nắp chai, xé bao bì, nhai nước đá lạnh.
- Đánh răng sai cách theo chiều ngang với lực quá mạnh, dùng bàn chải có lông cứng, kem đánh răng có tính tẩy rửa cao.
- Thói quen ăn các món nhiều đường, nhiều axit,… cũng gây ra các tác động xấu đến sức khỏe răng miệng làm men răng dễ bị mài mòn, vỡ mẻ.
II. Răng hàm số 6, 7 sâu bị vỡ có nên nhổ không?
Việc nhổ răng luôn được hạn chế tối đa trong điều trị nha khoa.
Chỉ trong các trường hợp không còn điều trị bảo tồn được hiệu quả bằng mọi biện pháp mới bắt buộc nhổ răng.
Nếu răng hàm số 6, 7 có tình trạng gãy mẻ lớn, sâu vỡ nghiêm trọng, cấu trúc răng bị hư hỏng lớn, chỉ còn là chân răng hay răng đã có dấu hiệu lung lay, viêm nhiễm nặng thì việc nhổ răng là khó tránh khỏi.
Nhổ răng lúc này nhằm chấm dứt các cảm giác đau nhức, khó chịu dai dẳng. Đồng thời phòng tránh nguy cơ gây lây lan viêm nhiễm ảnh hưởng xấu đến các răng khỏe mạnh lân cận.
Sau khi nhổ răng cần sớm có biện pháp trồng răng giả phù hợp nhằm ngăn chặn các biến chứng do mất răng gây ra. Có thể thấy hậu quả nghiêm trọng nhất khi mất răng lâu ngày đó là hiện tượng xương hàm bị tiêu biến khiến hàm răng xô lệch, da mặt nhăn nheo gây lão hóa sớm.
Hiện nay, để phục hình một chiếc răng mất không quá khó khăn. Các bác sĩ có lời khuyên bệnh nhân nên ưu tiên chọn giải pháp trồng răng Implant để khôi phục răng mất hoàn hảo cả về cấu tạo, thẩm mỹ lẫn các chức năng không khác gì răng thật.
Đây là phương pháp duy nhất có thể phục hồi được cả chân răng đã mất nên đem lại hiệu quả cao trong việc phòng tránh tiêu xương hàm do mất răng gây ra.
Khi đáp ứng được kỹ thuật phục hình chuẩn xác, chăm sóc cẩn thận đúng cách răng Implant hoàn toàn có thể dùng bền đẹp trọn đời mà không phải mất quá nhiều thời gian, chi phí để thay mới như các phương pháp truyền thống trước đó.
III. Bể răng số 6 nên trám hay bọc sứ?
Răng số 6 là một trong những chiếc răng có diện tích lớn nhất trên cung hàm, thân phình to, mặt nhai rộng, phân thành các múi. Chức năng chính của chúng là nhai và nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Không chỉ riêng tình trạng mẻ, vỡ, hầu hết các vấn đề ở răng số 6 (sâu, viêm tủy, mòn men quá mức…) đều cần được can thiệp điều trị. Trong đó, ưu tiên hàng đầu luôn là các kỹ thuật nha khoa phục hồi như trám răng, bọc răng sứ…
1. Trám răng số 6 bị bể
Bác sĩ sẽ dùng các vật liệu nha khoa chuyên dụng, thường là Composite, thay thế cho các mô răng đã mất.
Ưu điểm:
✓ Thời gian thực hiện nhanh chóng, thường hoàn tất trong 1 lần hẹn
✓ Chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người
✓ Khôi phục hình dáng răng
✓ Che chắn, bảo vệ các mô răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn
✓ Sử dụng được 2 – 3 năm hoặc hơn
✓ Ít xâm lấn đến cấu trúc răng thật
Hạn chế:
– Khả năng chịu lực ăn nhai chỉ ở mức cơ bản
– Dễ nhiễm màu thực phẩm
Chi phí:
Khi trám răng tại Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí khám tư vấn, chụp X – Quang kiểm tra răng.
2. Bọc sứ cho răng số 6 bị mẻ
Bác sĩ mài chỉnh các răng cần điều trị theo một tỷ lệ phù hợp. Sau đó, chụp cố định răng sứ lên trên.
Ưu điểm:
✓ Khả năng chịu lực ăn nhai cao, gấp 1 – 8 lần răng thật
✓ Giá trị thẩm mỹ cao, hài hòa với các răng khác trên cung hàm
✓ Thời gian sử dụng lâu dài, trung bình 5 – 20 năm, tùy vào loại răng sứ
✓ Chi phí hợp lý, có nhiều mức giá khác nhau
Hạn chế:
Cần mài chỉnh răng thật.
Chi phí:
Khi bọc răng sứ cho răng số 6 tại Nha khoa Đông Nam, bạn sẽ được miễn phí khám, tư vấn, chụp X – Quang kiểm tra răng.
Trường hợp răng bị tổn thương quá nghiêm trọng, không thể điều trị được nữa, bác sĩ buộc phải nhổ răng.
3. Nên lựa chọn phương pháp nào để phục hình khi bị bể răng số 6?
Đặc điểm phục hình cơ bản của phương pháp bọc răng sứ và trám răng được thể hiện trong bảng sau:
Theo chuyên gia, việc xác định phương pháp phục hình phụ thuộc nhiều vào tình trạng cụ thể của chiếc răng và nhu cầu, điều kiện của mỗi người.
Trong đó, kỹ thuật bọc răng sứ thường được chỉ định cho răng sau chữa tủy hoặc mất quá nhiều mô cứng. Ở các trường hợp ít nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường chỉ cần trám lại.
IV. Chăm sóc răng bị bể, mẻ, vỡ tại nhà
Nếu chưa thể đến gặp bác sĩ để thăm khám, phục hình răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề cơ bản sau:
✦ Ăn thức ăn mềm: Việc nhai, cắn các thực phẩm cứng sẽ làm tăng áp lực lên răng, khiến răng bị mẻ, vỡ nặng thêm. Do đó, bạn chỉ nên ăn các thức ăn mềm cho đến khi quá trình phục hình hoàn tất.
✦ Dùng sáp nha khoa để che gờ răng sắc nhọn: Vị trí răng mẻ, răng vỡ thường thường lởm chởm, khá sắc, nhọn có thể cứa vào lưỡi hoặc lợi. Do đó, việc che phủ các gờ sắc nhọn của răng bằng sáp nha khoa là hết sức cần thiết. Bạn có thể tìm thấy chúng ở các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc răng miệng.
✦ Không hoặc hạn chế ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Chiếc răng bị mẻ, vỡ thường nhạy cảm với nhiệt độ. Vì thế, bạn nên hạn chế ăn các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh để tránh bị đau buốt răng.
✦ Súc miệng bằng nước muối: Khi phát hiện răng bị mẻ, vỡ, bạn hãy súc miệng bằng nước muối sinh lý trong khoảng từ 30 – 60 giây sau khi ăn để chống viêm nhiễm.
✦ Nhai bằng bên hàm không có chiếc răng bị mẻ, vỡ: Việc nhai nhai bằng các răng bị mẻ, vỡ có thể làm chúng bị tổn thương thêm, do đó bạn nên tránh nhai bằng chiếc răng này.
✦ Giữ lại mảnh vỡ của răng nếu tìm được: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ vào răng, do đó, nếu tìm được mảnh răng bị mẻ, vỡ, bạn nên giữ lại và cho vào hộp cùng với sữa hoặc nước bọt để bảo quản.
✦ Dùng thuốc giảm đau: Trường hợp răng bị mẻ, vỡ lớn, gây đau nhức, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để giảm đau tại nhà, trong lúc chờ đến gặp bác sĩ nha khoa.
Trên đây là một số thông tin cở bản về vấn đề phục hình khi bị bể răng số 6. Nếu cần được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Nha khoa Đông Nam qua tổng đài 1900 7141 để được tư vấn một cách nhanh chóng, chính xác nhất.
Xem thêm bảng giá:
- Bảng giá nha khoa
- Chi phí trồng răng sứ vĩnh viễn giá bao nhiêu?
- Trồng răng hàm bị mất bao nhiêu tiền?
- Cắt nướu răng khôn bao nhiêu tiền?
Xem thêm bọc răng sứ:
- Bọc 2 hàm răng toàn sứ bao nhiêu tiền?
- Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- Răng mọc không đều thì có bọc răng sứ thay niềng răng được không?
- Mẻ răng
- Răng cửa có vết nứt có sao không?
Xem thêm trám răng:
- Trám răng bị sâu bao nhiêu tiền?
- Quy trình trám răng sâu chuẩn nhất hiện nay
- Mẻ răng
- Chỉnh răng thưa giá bao nhiêu?
- Trám răng sứ dùng được bao lâu?
Xem thêm răng nứt – vỡ – mẻ:
Bài viết liên quan:
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả
Các cách giảm đau khi mọc răng khôn
Nguyên nhân và cách khắc phục mặt lệch
Niềng răng trong suốt là gì? Ưu và nhược điểm
Các loại niềng răng phổ biến nhất hiện nay
Quy trình niềng răng chuẩn diễn ra như thế nào?